Đau xương khớp

4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biết

Đau nhức từ mông xuống bắp chân là có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do chấn thương gây ra. Để hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu ở bài viết sau nhé. 🔵 Bệnh lý gây đau nhức từ mông xuống bắp chân 🔹 Bệnh thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là hiện tượng xương cột sống bị lão hóa do sự bào mòn, tạo thành gai xương gây ra: Những cơn đau nhức từ mông xuống đùi, xuống bắp chân Đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu) Sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp Nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối. Người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người ở tuổi trung niên và những người hay mang vác nặng. Thoái hóa cột sống gây đau nhức từ mông xuống bắp chân. 🔹 Bệnh đau thần kinh tọa Bệnh đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi, đau âm ỉ, nóng rát ở lưng, lan xuống chân, đau tăng khi cử động ở chân. Tê và ngứa ran ở chân theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Đau nhức từ mông lan xuống bắp chân do đau thần kinh tọa 🔹 Thoát vị đĩa đệm cột sống Đĩa đệm bình thường nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ bọc nhân nhày ở trung tâm hay còn gọi là nhân tủy. Đĩa đệm có tính đàn hồi, thực hiện nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm bị ép khiến nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây đau cột sống và đau nhức từ mông xuống bắp chân.. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm gây ra: Các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi. Cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân thường tăng khi ho, hắt hơi, cúi người. Ngoài các cơn đau người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Lâu dần, các cơn đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Thoát vị đĩa đệm làm đau nhức từ mông xuống bắp chân 🔹 Chấn thương Khi cơ ở đùi hay bắp chân gặp các chấn thương như căng cơ, giãn dây chằng ở háng, ở đầu gối khiến việc đi lại khó khăn, do đó người bệnh thường đi tập tễnh. Chính việc đi tập tễnh như vậy là nguyên nhân gây áp lực cho hông và háng khiến cơn đau không chỉ ở đùi hoặc bắp chân mà còn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân. 🔵 Cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân Đối với trường hợp người bệnh bị đau do các chấn thương mà không phải do bệnh: nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh động chạm đến những vùng bị chấn thương sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm và khỏi hắn. Đối với những bệnh nhân bị đau nhức từ mông xuống bắp chân do mắc các bệnh như thoái hóa xương sống, thoát vị đĩa đệm… nên: Tránh các tác động mạnh lên xương như thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế làm những công việc nặng nhọc hay bê vác đồ nặng. Không nên ngồi ở một tư thế quá lâu mà nên thỉnh thoảng đứng lên, đi lại nhẹ nhàng hoặc tập một số động tác giãn xương khớp cũng giúp giảm các cơn đau. Chế độ ăn uống nên bổ sung các sản phẩm chứa canxi, giàu chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức khỏe xương khớp và sức khỏe cho cơ thể. Hạn chế uống rượu, bia, các chất kích thích. Tập thể dục, thể thao thường xuyên vừa sức bằng bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cũng như thư giãn xương khớp. Tránh những căng thẳng quá mức, nên giữ tinh thần vui tươi, thoải mái cũng giúp giảm các cơn đau. Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức từ mông lan xuống bắp chân. 🔵 Đau nhức từ mông xuống bắp chân đi khám ở đâu? Khi các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất. Một số bệnh viện uy tín trong khám chữa xương khớp tại Hà Nội là: Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Khám Xương Khớp bệnh viện Việt Đức: số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trung Tâm điều trị và phục hồi xương khớp Việt Nam: Số 15 Ngõ 135 Đội Cấn, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội. Các bệnh viện uy tín chữa xương khớp tại Sài Gòn: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM: số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5. Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5. Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM. Hy vọng những chia sẻ trên đây về một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân sẽ hữu ích và giúp người bệnh xác định được hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Mỏi khớp gối – coi chừng các bệnh lý nguy hiểm

Mỏi khớp gối là một trong số những triệu chứng liên quan đến khớp gối phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh này là gì và đâu là cách phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng đi tìm lời giải ngay sau đây nhé. 1. Triệu chứng mỏi khớp gối diễn ra như thế nào? Mỏi khớp gối thường xuất hiện khá âm thầm chứ không rõ ràng như các cơn đau. Khi các cơn nhức mỏi tiến triển được một thời gian dài mà không được điều trị thì những triệu chứng sưng tấy và đau đớn cũng sẽ bắt đầu xuất hiện, báo hiệu một số bệnh lý hoặc tổn thương nguy hiểm. 2. Nguyên nhân mỏi khớp gối Thiếu canxiCanxi là dưỡng chất rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương khớp nói chung. Thiếu đi canxi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương khớp, đặc biệt là khớp gối - vị trí chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Nếu người trẻ bị mỏi khớp gối mà không tìm thấy điểm đau cố định hoặc chỉ mỏi mà không kèm viêm khớp thì rất có thể đó là do thiếu canxi. Bệnh lý xương khớpMỏi đầu gối cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý liên quan tới xương khớp như bệnh viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những sợi xơ mềm ở trong bao khớp, chịu trách nhiệm tiết dịch trơn cho sụn khớp ở đầu gối. Khi bao hoạt dịch này bị viêm, sụn sẽ bị ảnh hưởng, gây đau hoặc mỏi gối. Ngoài ra thì một số bệnh lý khác cũng khiến đầu gối nhanh mỏi như viêm gân bánh chè (dây chằng nối bánh chè bị tổn thương gây ra đau nhức), viêm khớp gối (đầu gối bị đau và sưng đỏ), gout, lupus… Bệnh lý xương khớp Béo phìKhớp gối chịu trách nhiệm chính trong việc nâng đỡ cơ thể khi vận động. Khi cân nặng của cơ thể tăng lên gây ra tình trạng béo phì sẽ làm cho khớp gối phải chịu áp lực nặng nề. Dần dần, đầu gối đau nhức, nhanh mỏi, khó khăn trong di chuyển lẫn vận động. Nhiễm lạnhNhiễm lạnh là tiền đề của chứng suy tĩnh mạch, ảnh hưởng trực tiếp tới các mạch máu, làm tổn thương dây thần kinh và khiến các khớp gối bị tắc nghẽn, đau đớn hoặc nhức mỏi đầu gối. Tổn thươngMột trong những tổn thương dễ làm đầu gối bị đau hay mỏi nhất chính là đứt hoặc giãn dây chằng. Hiện tượng rách gân (thường xảy ra khi chúng ta vận động mạnh mà không khởi động kĩ) cũng khiến các tia gân bị viêm, gây ra đau nhức đầu gối. 3. Biện pháp phòng tránh mỏi khớp gối Xoa bópXoa bóp đều đặn có thể giúp các cơ được thư giãn, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu. Nhờ vậy mà lượng chất dinh dưỡng được phân bổ tới khớp gối cũng được tăng cường, tạo thành dịch tiết chống tình trạng khô khớp. Xoa bóp giúp phòng tránh mỏi khớp gối Chườm nóng/lạnhLiệu pháp chườm cũng có tác dụng gia tăng tuần hoàn máu, giảm đi các cơn co cứng, nhức mỏi dai dẳng… Chỉ cần đắp chườm khoảng 20 phút là cơn đau nhẹ dần. Chườm đá giúp giảm mỏi khớp gối Bổ sung canxi và dinh dưỡngCanxi được cung cấp đầy đủ để xương và khớp gối khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các vi chất kali, ma giê, một số vitamin thiết yếu…Chế độ ăn uống hợp lý, có nhiều rau quả, sữa, hải sản, vv…sẽ giúp đẩy lùi bệnh đau nhức khớp gối. Vật lý trị liệuÁp dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi của khớp, độ đàn hồi cho dây chằng và sự linh hoạt của sụn. Đây cũng được xem là phương pháp hữu hiệu, không gây tác dụng phụ nguy hiểm cho người thực hiện. Trên đây là một vài điều cần biết về chứng bệnh mỏi khớp gối. Chứng bệnh này có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nếu như bạn không nhận ra và có phương pháp điều trị thích hợp. Vì vậy mà nếu cảm thấy đầu gối mỏi hay đau đớn thì bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Na

Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Nên đi khám ở đâu?

Khớp gối là bộ phận phải chịu áp lực rất lớn của cơ thể Đau nhức đầu gối là bệnh gì khi luôn gây nên tình trạng âm ỉ đến bùng phát dữ dội ở rất nhiều người? Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu nhé. 1. Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đầu gối là bộ phận phải chịu áp lực rất lớn của cả cơ thể nên rất dễ gặp phải chấn thương hoặc bệnh lý gây ra đau nhức. Và những cơn đau đó có thể chính là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu biểu như sau: 1.1. Viêm khớp đầu gối Viêm khớp đầu gối xuất hiện khi tình trạng các lớp sụn đệm ở giữa xương bị mòn dần đi theo thời gian hoặc do tác động từ bên ngoài như chấn thương, viêm nhiễm... Các khớp xương bị chà vào nhau chặt hơn, các lớp đệm tự nhiên của xương bị giảm đi đáng kể. Viêm khớp gối thường đau vào buổi sáng khi ngủ dậy. Sưng và tấy đỏ. Xuất hiện cứng khớp kéo dài 10-30 phút và phải xoa bóp mới di chuyển được. Có tiếng kêu lụp cụp và có cảm giác khô khớp. 1.2. Thoái hóa khớp gối Khớp gối là đoạn tiếp giáp của xương đùi, xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Vị trí này được nối và bao bọc bằng sụn. Thoái hóa khớp là hiện tượng phần này sụn bao bọc này bị thương tổn, mất đi tính đàn hồi ban đầu… nên không thể bảo vệ các khớp như trước nữa. Thoái hóa khớp lâu dài còn làm hình thành nên một lớp canxi hình gai, gây ra cơn đau đớn rất khó chịu. Hình ảnh thoái hóa khớp gối 1.3. Chấn thương Chấn thương được chia thành hai dạng là chấn thương đột ngột và chấn thương vì hoạt động quá sức. Chấn thương đột ngột là những thương tổn do té ngã hay tai nạn… Vết thương từ các lực tác động bên ngoài làm cho các mạch máu và dây thần kinh bị phá hủy, gây ra bong gân, trật khớp… và đặc biệt là cảm giác đau đớn thường trực. Chấn thương do hoạt động quá sức gây ra viêm gân, mòn dây chằng, viêm bao hoạt dịch,… có thể tạo nên cơn đau nhiều cấp độ ở đầu gối. 1.4. Bệnh gout Bệnh gout hay viêm khớp gout là dạng viêm khớp gây ra do sự tích tụ quá lớn của acid uric trong máu. Chất này được sinh ra từ quá trình phân hủy chất purin. Khi chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất purin thì lượng acid uric cũng theo đó mà tăng cao, gây ra bệnh gout. Bệnh này làm cho các khớp bị sưng to, nóng đỏ, đau nhức dữ dội… Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khiến người bệnh khó ngủ và khó sinh hoạt bình thường được. 2. Đau nhức đầu gối nên khám ở đâu? Đau nhức đầu gối nên khám ở đâu? Nếu cảm thấy các cơn đau nhức ở đầu gối thì tốt nhất là bạn nên tìm đến các trung tâm y tế có uy tín để được khám và điều trị theo đúng phương pháp. Một số địa chỉ uy tín mà bạn có thể tìm đến như sau: Tại Hồ Chí Minh Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 1: số 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8)3855 4269 Bệnh viện nhân dân 115: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM. Điện thoại : (08) 3865 4249 – (08) 3865 5110 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5. Điện thoại: 028.3923.4349 Đơn vị Phẫu thuật xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh: số 781 Lê Hồng Phong, 12, Quận 10, Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 3863 2553 - (08) 62934 226 Tại Hà Nội Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai: tầng 2 Nhà P - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0243 329 0484 Trung tâm Cơ xương khớp – Bệnh viện E: Khối nhà I (4 tầng) - Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 3754 3832 Chúng ta vừa được tìm hiểu xem đau nhức đầu gối là bệnh gì. Nếu nhận thấy mình mắc phải các triệu chứng vừa được mô tả thì bạn hãy tìm đến với các địa chỉ uy tín như trên để được khám và điều trị nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Bệnh khô khớp gối – Điểm danh 5 triệu chứng thường gặp

Bệnh khô khớp gối hiện đang là căn bệnh “ám ảnh” rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng của căn bệnh này và thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nhé. 1. Triệu chứng bệnh khô khớp gối Thông thường ở giữa các khớp gối luôn có một lớp sụn, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn, đồng thời chịu áp lực của cả cơ thể. Khi lượng dịch tiết ra để bôi trơn sụn bị suy giảm hoặc khi sụn bị tổn thương thì sẽ gây ra chứng khô khớp gối. Tình trạng này xuất hiện nhiều khi bị thoái hóa khớp gối, vận động quá sức kéo dài, hoặc do lười vận động, béo phì... Hình ảnh bệnh khô khớp gối Bạn có thể nhận biết chứng khô khớp với 5 triệu chứng sau: Gây ra âm thanh lạo xạo, lục khục khi di chuyển: như khi leo lên cầu thang hoặc vận động mạnh, chạy nhảy… Ban đầu thì những âm thanh này chỉ xuất hiện với mức độ nhẹ nhưng càng lâu dài, âm thanh phát ra to hơn và thường xuyên hơn, ngay cả khi người bệnh đi bộ. Cơn đau khi vận động: triệu chứng này xuất hiện khi xương đã bắt đầu thoái hóa và gối bắt đầu mọc gai. Ban đầu, cơn đau ở mức độ nhẹ và thi thoảng nhói rồi mất đi khi vận động mạnh. Càng về sau thì cường độ và tần suất đau càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt. Cứng khớp: khớp bị cứng mỗi khi co duỗi chân do sự lắng đọng của canxi, cộng thêm thoái hóa vì di chuyển nhiều. Chân bị yếu: cơ chân của người bệnh yếu dần đi. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ hoặc bại liệt. Khớp sưng: trường hợp bệnh đã chuyển nặng, khớp gối của bệnh nhân bị sưng đỏ, kèm theo đó là biểu hiện sốt nhẹ. 2. Khô khớp gối ngày càng gia tăng ở giới trẻ Khô khớp gối thông thường là bệnh đặc trưng của những người trung tuổi hoặc cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng ở các đối tượng trẻ tuổi. Theo nhiều số liệu, tỷ lệ người dưới 35 tuổi bị thoái hóa khớp đã gia tăng khoảng 20% so với trước đây. Đặc biệt diễn biến của bệnh khô khớp ở người trẻ thường diễn ra chậm và âm thầm. Cùng với đó là việc người trẻ không có quá nhiều sự chú ý đến những dấu hiệu của căn bệnh này làm tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng. Khô khớp gối ngày càng gia tăng ở giới trẻ Chính vì thế người trẻ nên thường xuyên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân và cần có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời nhất. 3. Khám và điều trị khô khớp gối Khám và điều trị khô khớp gối Bệnh nhân mắc chứng bệnh khô khớp gối nên tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị theo đúng phương pháp và lộ trình phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian. Bạn nên đến bác sỹ để biết tình trạng khô khớp gối đang ở mức độ điều trị nào, sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ và kết hợp song song cùng chế độ ăn phù hợp, hoạt động thể thao nhẹ nhàng để có thể điều trị một cách nhanh chóng. 4. Bệnh khô khớp gối nên ăn gì? Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định từ y bác sĩ thì người bệnh nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm sau: Xương và sụn động vật: Các món ăn chế biến từ xương và sụn động vật và hải sản rất có lợi trong việc bổ sung canxi cho khớp Rau xanh và hoa quả: Chuối là loại trái cây, bơ và đậu nành có chứa nhiều serotonin và tryptophan – các hoạt chất có lợi cho xương và khớp. Bắp cải cung cấp thêm vitamin K – loại vitamin giúp tăng mật độ xương, giảm sự hao mòn sụn khớp. Các chế phẩm từ sữa: hàm lượng canxi cao trong sữa cũng là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho bệnh nhân khô khớp. Với những người mắc bệnh khô khớp thì nên bổ sung 150 - 200 ml sữa mỗi ngày. Trên đây thông tin về bệnh khô khớp gối mà bạn nên biết, từ những triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa này, hãy luôn chú ý để đảm bảo cho mình một hệ xương khớp thật khỏe mạnh bạn nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Khô khớp – Bệnh tuổi già nhưng người trẻ đã mắc phải

Khô khớp là chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Thông thường, người trung tuổi và cao tuổi thường hay mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên. tỉ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Vậy lý do từ đâu, hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu ngay nhé. 1. Tình trạng khô khớp ngày càng trẻ hóa Khô khớp ở người trẻ đáng báo động Khô khớp là tình trạng khớp xương phát ra những âm thanh lạo xạo hoặc lục cục mỗi khi vận động. Một số triệu chứng thường gặp là đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động… Tùy vào mức độ, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ hoặc đau bùng phát dữ dội. Trong những năm gần đây, tỉ lệ thanh niên mắc bệnh khô khớp đã được chứng minh rằng tăng lên khoảng 20%. Đặc biệt là ở những đối tượng văn phòng ít hoạt động hoặc những người vận động quá mức. Lý do chính khiến người trẻ bị khô khớp gối chính là: Vận động khớp quá mức trong thời gian dài, đặc biệt là khi vận động trên cùng một khớp sẽ làm dịch tiết không tiết ra kịp, độ trơn của đầu sụn bị ảnh hưởng. Lười vận động, ít vận động cũng làm cấu trúc xương khớp bị yếu đi, kèm theo đó thì chức năng sản sinh ra dịch khớp cũng không còn linh hoạt. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý ở người trẻ làm cho cơ thể bị mất dưỡng chất. Sụn khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, tiết dịch nuôi sụn giảm dần và khả năng tái tạo tế bào sụn mới bị hạn chế gây ra khô khớp. Bệnh béo phì cũng làm xương khớp người trẻ bị yếu đi. Trung bình thì nếu bạn lên 0,45kg thì khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,5kg. Điều này khiến các khớp phải liên tục chịu áp lực lớn, lâu dần gây ra chứng bệnh khô khớp. Chấn thương xương khớp: Một số chấn thương ở vùng xương khớp sẽ làm bề mặt sụn bị mất độ trơn vốn có. Một số chứng bệnh bẩm sinh như viêm đa khớp, viêm khớp, bệnh gout mãn tính… cùng một số dị tật bẩm sinh ở khớp cũng làm dịch khớp giảm thiểu và gây khô khớp ở người trẻ. 2. Phòng ngừa khô khớp như thế nào? Chạy bộ phòng chống bệnh khô khớp Để phòng ngừa khô khớp ở người trẻ thì bạn nên thực hiện các phương pháp sau: Chăm tập luyện thể dục thể thao: tăng tuần hoàn máu, nuôi dưỡng sụn khớp tốt hơn. (Lưu ý không nên tập quá sức để tránh chấn thương). Giữ dáng thẳng trong khi lao động và đi đứng: Tránh các tư thế còng lưng, nằm nghiêng vẹo, chỉ đứng trụ trên 1 chân, đi giày cao gót quá nhiều… Bổ sung những dưỡng chất tốt cho khớp: chondroitin, collagen type 2… (tương ứng với các loại rau củ, thịt gà, động vật giáp xác như tôm, cua,…) để tăng cường quá trình tái tạo mô sụn, tăng cường quá trình sản xuất dịch khớp, giảm thiểu tình trạng khô khớp ở người trẻ tuổi. 3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị khô khớp Chế độ dinh dưỡng cho người bị khô khớp (Ảnh minh hoạ) Nếu không may mắc phải chứng bệnh khô khớp thì bạn cũng nên thiết lập lại một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên bổ sung thêm các vitamin A, B, D… cùng vi chất canxi. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chất nhớt tự nhiên như đậu bắp, rau đay,... uống nhiều nước và thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng khô khớp. Một số loại sữa bạn có thể bổ sung như sữa đậu nành, các loại ngũ cốc, sữa hạt cũng rất tốt cho bệnh tình. Cụ thể hơn về dinh dưỡng và thực đơn, bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm bổ dưỡng dành cho xương khớp ở bài viết sau: (điều hướng sang bài khô khớp nên ăn gì) Vậy là chúng ta vừa được tìm hiểu thêm về chứng bệnh khô khớp, đặc biệt là khô khớp ở người trẻ tuổi. Hy vọng với các thông tin này bạn sẽ sớm có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Hướng dẫn tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ

Tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ là giai đoạn rất cần thiết để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và giảm thiểu tối đa những di chứng do phẫu thuật để lại. Vậy, tập phục hồi chức năng thế nào mới đạt hiệu quả, liệu có thể tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tại nhà được không? Khương Thảo Đan sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 1. Mục tiêu phục hồi chức năng sau phẫu thuật 1.1. Giảm đau Mục tiêu mà chúng ta đạt được qua các bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật chính là giảm đau. Sau khi phẫu thuật và hết thuốc tê, bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy đau ở phần khớp gối vừa thay. Chính vì vậy, những phương pháp phục hồi chức năng như tập di động xương bánh chè nhẹ nhàng, hay chườm nhiệt sẽ giúp cơ bớt co cứng, mạch máu lưu thông và giảm đau cho bệnh nhân. Tập phục hồi chức năng khớp gối là quá trình quan trọng để bệnh nhân có thể đi lại bình thường 1.2. Kích thích mau liền xương Những bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ cũng sẽ kích thích xương mau liền lại, hoàn thiện cấu trúc xương cũng như tránh bị lỏng phần khớp gối nhân tạo mới được lắp. 1.3. Phục hồi chức năng khớp gối Sau một thời gian dài không vận động thì những phần cơ bắp, dây chằng phần khớp gối sẽ bị tê liệt và gần như mất đi chức năng vốn có của nó. Chính vì vậy, những bài tập phục hồi nhẹ nhàng như tập ngồi, đi lại với sự giúp đỡ của nạng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng khớp gối. 2. Bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tại nhà Sau đây, Khương Thảo Đan xin giới thiệu tới bạn một số bài tập phục hồi chức năng khớp gối vô cùng đơn giản mà hiệu quả giúp bạn có thể tập tại nhà. 2.1. Xoa bóp khớp gối Bệnh nhân kê chân lên gối, thả lỏng chân để máu có thể dễ dàng lưu thông. Người nhà dùng hai tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng khớp gối, lặp lại động tác đẩy lên rồi vuốt xuống nhiều lần. Với phương pháp này, người thực hiện không nên sử dụng thêm bất cứ loại thuốc bóp, dầu xoa nào vì sẽ dễ dẫn đến một số di chứng không đáng có như xơ cứng khớp hay vôi hóa… Bệnh nhân cần sự trợ giúp của người thân trong quá trình tập luyện 2.2. Những bài tập vận động nhẹ Khi người bệnh đã phẫu thuật khoảng 1 tháng, dần ổn định và phục hồi chức năng của khớp gối thì người bệnh có thể tự vận động trị liệu. Những bài tập đơn giản như lặp lại nhẹ nhàng các động tác trong sinh hoạt thường ngày như tập đứng lên ngồi xuống, gập chân, lên xuống cầu thang,… Người bệnh không nên cố gắng rút ngắn thời gian phục hồi mà luyện tập quá sức. Hãy luyện tập dần từng bước một. Ban đầu chỉ tập đứng với sự trợ giúp của nạng và chịu 50% trọng lượng cơ thể, sau tăng lên 75% và sau đó mới dần bỏ nạng và bước đi chậm với sự trợ giúp của người nhà. 3. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phục hồi cũng như sức khỏe bệnh nhân. Khương Thảo Đan có một số lưu ý nhỏ sau dành cho các bạn. Sau khi phẫu thuật, hệ tiêu hóa của người bệnh rất yếu. Thay vì ăn những thức ăn khó tiêu thì người bệnh nên ăn những đồ ăn dạng lỏng để dễ dàng tiêu hóa hơn như canh, cháo… Nên sử dụng những thực phẩm bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh. Một thực phẩm bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể con người chính là sữa. Bệnh nhân nên uống khoảng 0,5 lít sữa mỗi ngày để quá trình hồi phục tốt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân sau khi phẫu thuật cũng nên ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh. Đây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho quá trình phục hồi của cơ thể. Những loại hoa quả này có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp nước cho cơ thể và giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn. Một số phương pháp tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ cũng như lưu ý về chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân yên tâm hơn. Hy vọng Khương Thảo Đan đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...