Đau xương khớp

Bệnh vôi hóa cột sống - Chữa vôi hoá cột sống từ cây cỏ vườn nhà

Bệnh vôi hóa cột sống có bản chất là hiện tượng những phân tử canxi bị lắng đọng ở các dây chằng nối từ thân đốt đến các mấu vai, mấu ngang của đốt sống. Từ đó hình thành các gai xương khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê mỏi. Bệnh vôi hóa cột sống 1. Tại sao lại mắc phải bệnh vôi hóa cột sống? Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh vôi hóa cột sống là từ sự lão hóa tự nhiên của cơ thể con người. Khi bị lão hóa, sụn sẽ yếu dần, việc phân bổ dưỡng chất trở lên kém linh hoạt hơn, làm xuất hiện tình trạng lắng đọng canxi. Những người thường xuyên mang vác vật nặng trong thời gian dài, hoặc những người béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ mắc vôi hóa cột sống cao. Do áp lực lên hệ xương khớp ở những người này cao hơn người thường. Thói quen đứng hoặc ngồi cố định quá lâu, lười vận động làm giảm sự linh hoạt của xương khớp cũng là nguyên dân gây ra vôi hóa cột sống. Ngoài ra, cơ thể thiếu dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành và phát triển bệnh vôi cột sống. (Mang vác những vật nặng trong thời gian dài có thể gây ra vôi hóa cột sống) Đối tượng thường mắc bệnh vôi hóa cột sống thường ở người trung niên và cao tuổi. Đồng thời nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ do thường phải mang vác và lao động chân tay nặng nhọc hơn. 2. Gai cột sống và vôi hóa cột sống có giống nhau không? Gai cột sống và vôi hóa cột sống này có nhiều nét tương đồng nhau về dấu hiệu, hiện tượng. Tuy nhiên bản chất hình thành bệnh của chúng là khác nhau: Gai cột sống là loại bệnh lý liên quan đến chuyển hóa, hoặc các vấn đề về vận động và tuổi tác... Dẫn đến hiện tượng mọc gai ở thân đốt sống. Còn đối với vôi hóa cột sống thì bản chất là do sự lắng đọng canxi tại khu vực dây chằng nối phần thân đốt với mấu vai, mấu ngang từ đó hình thành các gai xương Thực chất hai loại bệnh này đều gây ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể, chèn ép dây thần kinh, mạch máu và gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh. (Vôi hóa cột sống gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người mắc phải) 3. Chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam Sau đây là một số bài thuốc nam được áp dụng để chữa bệnh vôi hóa cột sống: 3.1 Bài thuốc 1: Hạt đu đủ chưng rượu Chuẩn bị: 15g hạt đu đủ, rượu, muối hạt. Cách làm: Cho hạt đu đủ vào một chiếc rổ có lỗ nhỏ và chà xát hạt cho đến khi lớp màng bên ngoài hạt được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó đem hạt đu đủ ngâm cùng muối hạt trong 6 tiếng rồi đặt vào nồi để chưng với rượu. Để hỗn hợp nguội tự nhiên và bảo quản trong lọ tại nơi thoáng mát. Cách dùng: Bạn dùng hạt đu đủ chưng rượu để xoa bóp tại những khu vực đốt sống đau nhức mỗi ngày 15 phút để giảm đau hiệu quả. 3.2 Bài thuốc 2: Bài thuốc từ cây lá lốt Chuẩn bị: 50g lá lốt, 50g cây xấu hổ, 50g đinh lăng. Cách làm: Các loại nguyên liệu cần được nhặt, rửa sạch và phơi khô từ 4 đến 5 ngày ngày để lá khô hẳn. Sau đó đem đun cùng 2 lít nước lọc khoảng 30 phút. Cách dùng: Mỗi ngày bạn uống nước thuốc đun sôi này thay nước liên tục trong vòng 10-15 ngày để đạt được hiệu quả. 3.3 Bài thuốc 3: Cách chữa vôi hóa cột sống từ bưởi + chanh + đường đỏ Chuẩn bị: 150g vỏ chanh chanh, 200g đường đỏ, 200g vỏ quả bưởi, 200g ngải cứu, 2 lít rượu. Cách làm: Các nguyên liệu đã chuẩn bị sau khi làm sạch cần thái nhỏ rồi được sao vàng, sau đó đem ngâm với rượu và đường đỏ đã chuẩn bị trong thời gian khoảng 30 ngày. Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh vôi hóa cột sống uống 10ml rượu thuốc đã ngâm. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp dùng rượu thuốc để xoa bóp tại những khu vực gai xương nhằm giúp giảm đi những cơn đau. Hy vọng những thông tin và các bài thuốc nam được giới thiệu trong bài viết sẽ giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng và đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh vôi hóa cột sống.

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng những gì là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì bên cạnh cách điều trị bệnh theo phác đồ của các bác sĩ y tế thì chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thời gian bình phục nhanh hay chậm. 1. Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì? 1.1 Thực phẩm giàu canxi Canxi là thành phần quan trọng giúp cấu tạo hệ xương, trung bình cơ thể người mỗi ngày sẽ cần khoảng 1.200mg canxi để hấp thụ. (Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho các bệnh nhân viêm đa khớp) Đối với các bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp, cần bổ sung canxi đầy đủ thông qua: sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa, một số rau xanh như súp lơ, cải bó xôi… Cùng một số loài hải sản quen thuộc chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá... 1.2 Thực phẩm chứa Omega-3 Việc sử dụng Omega-3 có thể giúp làm giảm đi một số triệu chứng của bệnh viêm đa khớp. Bạn có thể cung cấp chất này cho cơ thể qua một số loại thực phẩm như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, các trích, cá trống, cá mòi, hoặc tôm, cua… 1.3 Uống nhiều nước Việc bổ sung lượng nước cần thiết không chỉ giúp cơ thể thêm phần khỏe mạnh và đào thải tích cực các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Mà còn cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết giúp các khớp phát triển và hoạt động tốt hơn. 1.4 Tắm nắng để hấp thụ vitamin D Vitamin D là một trong những thành phần quan trọng giúp cơ thể có thể hấp thu và chuyển hóa được lượng canxi trong cơ thể. Vì vậy bên cạnh việc quan tâm bệnh viêm đa khớp nên ăn gì thì cung cấp đầy đủ viatmin D bằng cách tắm nắng là rất quan trọng. 2. Bệnh viêm đa khớp kiêng ăn gì? (Các loại thức ăn nhanh gây ảnh hưởng đến bệnh viêm đa khớp) Chúng ta đã biết bệnh viêm đa khớp nên ăn gì, và giờ hãy tìm hiểu một số loại thực phẩm mà người mắc loại bệnh này không nên sử dụng: Đồ ăn nhanh. Cần hạn chế vì chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm những phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn. Trong chế độ dinh dưỡng, cần hạn chế các loại dăm bông, xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,… Bia rượu, thuốc lá. Gây hại cho sức khỏe của người bệnh viêm đa khớp vì làm trầm trọng thêm sự mẫn cảm, khiến các khớp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn. Nội tạng. Chứa nhiều phốt pho gây mất một lượng lớn canxi của xương, từ đó khiến xương ngày càng mất đi sự vững chắc và và thường sưng viêm. Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. Sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm của những bệnh nhân mắc phải viêm đa khớp. Giảm lượng muối. Người bệnh viêm đa khớp nếu ăn quá mặn sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc đào thải của gan, thận. Mà còn ảnh hưởng đến các khớp, khiến tình trạng sưng đau ngày càng nghiêm trọng hơn. 3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm đa khớp Từ lâu, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu quyết định sức khỏe của con người. Chất dinh dưỡng được được bổ sung trong cơ thể mỗi ngày sẽ cung cấp năng lượng, giúp cơ thể người trở nên khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh tật, đặc biệt là bệnh viêm đa khớp. (Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng giúp phòng ngừa bệnh viêm đa khớp) Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân đang phải đối mặt với bệnh viêm đa khớp, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Cơ thể của chúng ta khi thiếu hoặc thừa chất cũng đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như dẫn đến việc bệnh tình phát triển với chiều hướng xấu. Vì thế người bệnh cần nắm rõ các loại thực phẩm nên hay không nên ăn phía trên, để có cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Chúng ta vừa tìm hiểu về các loại thực phẩm để trả lời câu hỏi bệnh viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì. Ngoài ra, có thể thấy được một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh viêm đa khớp.

5 triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp "báo động" cần đi khám ngay

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị bệnh nhân xem nhẹ, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó chữa trị. Dưới đây là 5 triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất. 1. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp Cứng khớp thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi mới thức dậy Viêm khớp dạng thấp có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Sau đây là 5 triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể thấy bằng mắt thường và điển hình nhất của loại bệnh này. 1.1. Cứng khớp Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh. Bệnh nhân thường gặp các cơn cứng khớp vào mỗi buổi sáng. Các khớp sẽ cứng lại và kéo dài trong vòng vài giờ liền, gây khó khăn trong việc cử động. 1.2. Sưng đỏ Bề mặt da phần khớp bị viêm sẽ sưng đỏ hơn những vùng da khác trên cơ thể. 1.3. Đau Đây là triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất. Ban đầu, các khớp chỉ đau ê ẩm khi vận động mạnh. Theo thời gian, các cơn đau nhức này xuất hiện thường xuyên, kéo dài và xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Hiện tượng đau nhức thường xuất hiện ở 2 bên đầu gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp ngón chân, ngón tay. 1.4. Nóng da Các sụn khớp không còn độ trơn láng gây dính khớp và ma sát mạnh giữa hai khớp. Ở những nơi sụn khớp thoái hóa sẽ xuất hiện tình trạng nóng rát da, tê nhức rất khó chịu. 1.5. Sưng khớp Hiện tượng sưng đau thường xuất hiện ở vị trí khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay. Nguyên nhân là do phần khớp bị viêm tụ nhiều dịch, các dịch này đè lên các dây thần kinh gây sưng phù, đau ngứa. 2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp toàn thân Ngoài các triệu chứng viêm khớp dạng thấp kể trên, còn một số triệu chứng khác gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể bệnh nhân. 2.1. Đau nhức toàn thân Các cơn đau nhức không chỉ xuất hiện tại các khớp bị viêm. Những cơn đau này còn lan ra toàn cơ thể: tê cứng vùng cổ, đau nhức tay chân, căng cơ và mỏi cơ khi vận động. 2.2. Suy nhược cơ thể Cơ thể đau nhức dẫn đến cảm giác mệt mỏi, bực bội. Việc vận động khó khăn khiến người bệnh luôn khó chịu và gây stress. 2.3. Sốt Những cơn nóng sốt xảy ra thường xuyên do hệ miễn dịch bị rối loạn. 2.4. Chán ăn, sụt ký Các cơn đau, nóng sốt và tình trạng mệt mỏi gây hiện tượng biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. Việc bỏ bữa gây sụt cân nghiêm trọng và làm suy giảm hệ miễn dịch, bệnh viêm khớp sẽ bùng phát nhanh hơn. 3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp khác Ngoài những triệu chứng liệt kê bên trên, vẫn còn nhiều triệu chứng khác mà mọi người cần chú ý như: Viêm màng phổi: Viêm màng phổi có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân do hệ miễn dịch suy giảm. Đặc biệt, những triệu chứng của viêm màng phổi không rõ rệt như các cơn đau khớp. Nhưng nếu có hiện tượng khó thở, thở gấp thì cần đến bệnh viện điều trị ngay. Đau mắt đỏ: Khô mắt, đau mắt và mỏi mắt là những dấu hiệu của triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Nhưng tỷ lệ người gặp phải triệu chứng này không nhiều, chỉ khoảng 5% bệnh nhân mắc phải. Nếu thấy mắt nhạy cảm với ánh sáng, hoa mắt và nóng rát ở mắt thì nên điều trị nhanh chóng. Viêm màng ngoài tim: người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc phải viêm màng ngoài tim không triệu chứng. Nhưng khi triệu chứng bùng phát sẽ gây ra thở gấp, nhịp thở bị rút ngắn và đau tức lồng ngực. Nặng hơn là nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn mạch máu. Nổi hạt dưới da: phần da vùng bị viêm khớp sẽ xuất hiện các hạt hay cục nổi lên trên. Nếu những cục u này có kích thước nhỏ thì không gây đau nhức nhưng nếu có đường kính từ 9mm trở lên thì gây đau buốt. Bệnh nhân còn có thể bị khàn giọng, mất tiếng và mắc phải các bệnh viêm nhiễm khác. Loãng xương và dễ gãy xương cũng là một biến chứng khác của căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng nổi hạt dưới da ở người bị viêm khớp dạng thấp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp Khi có các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Trong số các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan hiện đang là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều bệnh nhân tin tưởng chọn lựa. Bởi sản phẩm đáp ứng được toàn diện tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, không tác dụng phụ. Cụ thể nhờ các thành phần sau: - Hoạt chất KGA1: Có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt đối với bệnh xương khớp. Được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS. TS. Lê Minh Hà. Theo các nghiên cứu lâm sàng, KGA1 có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể, duy trì ở ngưỡng 76%. Ngoài ra, hoạt chất này còn thúc đẩy phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, từ đó mang lại hiệu quả kháng viêm, giảm phù nề. - Collagen type II: Giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen type II còn được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine & Chondrotin. Khi được bổ sung theo đường uống, nó vừa giúp bảo vệ, tái tạo sụn khớp, vừa có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm chậm lại quá trình viêm và hư hại sụn lan rộng. - Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang. Gồm các vị thuốc có lợi cho xương khớp như Độc hoạt, Tang kí sinh, Thược dược, Tần giao, Tế tân,…  là phương thuốc gia truyền nổi tiếng được y học phương Đông đánh giá cao trong hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp. Khi được bổ sung vào thành phần Khương Thảo Đan nó giúp đưa KGA1 và Collagen type II đến được đúng vị trí khớp bị tổn thương, đau nhức. Từ đó, giúp hai hoạt chất này phát huy tối đa hiệu quả tác dụng. Do có thành phần chính là các hoạt chất 100% từ tự nhiên cùng KGA1 tinh khiết được chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền nên Khương Thảo Đan gần như không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Các bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, thận cũng có thể sử dụng được sản phẩm này. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nếu kịp thời phát hiện sẽ rất có lợi cho việc điều trị bệnh. Việc điều trị chậm trễ sẽ gây những biến chứng kéo dài vĩnh viễn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi tổng hợp bạn đã biết rõ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp để phòng bệnh và chữa bệnh.

Cảnh Báo: Gai mâm chày khớp gối có nguy hiểm không?

Gai mâm chày khớp gối là một trong những loại bệnh gây ra tổn thương tại khu vực khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị loại bệnh này nhé! Gai mâm chày khớp gối là loại bệnh thường gặp hiện nay 1. Nguyên nhân gai mâm chày khớp gối Nguyên nhân gây gai mâm chày khớp gối là do sự thoái hóa theo thời gian ở những người lớn tuổi. Hoặc do cơ thể gặp phải những loại chấn thương khiến cho xương bánh chè bị vỡ, bề mặt mâm chày xuất hiện những tổn thương. Khi bị tổn thương ở mâm chày, canxi trong cơ thể có xu hướng tự động bù đắp tại vị trí đó nhằm làm lành vết thương. Tuy nhiên, một phần lượng canxi sẽ bị lắng đọng tại phía ngoài. Lâu dài sẽ tạo thành những chiếc gai tại vùng mâm chày, gây ra các cơn đau nhức và khó chịu vô cùng. Gai mâm chày khớp gối hình thành do thoái hóa xương khớp 2. Triệu chứng gai mâm chày khớp gối 2.1 Đau khớp gối Cơn đau xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau những lúc vận động mạnh, chơi thể thao,…Khi thực hiện động tác nhún gối sẽ nhận thấy rõ rệt các cơn đau nhói, điển hình là khi di chuyển lên xuống cầu thang. Cơn đau sẽ dần lan tỏa ra nhiều vùng xung quanh đầu gối, lâu dần khiến người bệnh đi lại khó khăn, đi khập khiễng hoặc đứng không vững. Những cơn đau tại đầu gối có thể là triệu chứng gai mâm chày khớp gối 2.2 Cứng khớp gối Thường xuyên cảm thấy phần khớp gối của mình xuất hiện tình trạng căng cứng, đặc biệt là sau những giấc ngủ dài. 2.3 Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo ở các khớp Phát ra một cách rõ rệt và dễ nhận thấy khi người bệnh gai mâm chày khớp gối tiến hành những cử động và di chuyển khớp gối khi đi lại, làm việc và vui chơi. 3. Vật lý trị liệu điều trị gai mâm chày khớp gối 3.1 Chiếu tia hồng quang Được xem là một trong những phương pháp vật lý trị liệu chữa gai mâm chày khớp gối phổ biến hiện nay. Phương pháp này góp phần tăng tuần hoàn máu và sát khuẩn. Thông qua việc sử dụng sức nóng và nhiệt được phát ra từ những tia hồng quang. Khi chiếu tia hồng ngoại, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau thuyên giảm, hiện tượng co cứng cơ cũng giảm sút nhiều. 3.2 Sóng vi ba Đây là phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các loại bức xạ với tần số cao. Góp phần tác động đến phần khớp bị tổn thương, thúc đẩy sự tuần hoàn của các mạch máu, tiêu viêm, giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh gai mâm chày khớp gối. 3.3 Tập thể dục Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện các bài tập đơn giản để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Những bài tập đơn giản như co duỗi chân, gập chân sẽ giúp hạn chế tình trạng co cứng các cơ, từ đó giúp các khớp được trở nên linh hoạt hơn. Vật lý trị liệu điều trị gai mâm chày khớp gối hiệu quả Chúng ta vừa tìm hiểu một vài thông tin về bệnh gai mâm chày khớp gối, đây là một loại bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, nên cần được nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

Thực phẩm chức năng xương khớp có tốt hay không?

Thực phẩm chức năng xương khớp có tốt không là câu hỏi mà không ít người dùng đặt ra vì nghi ngờ tính hiệu quả của loại sản phẩm này. Trong khi trên thị trường hiện nay lại xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm chức năng chữa xương khớp khiến người tiêu dùng bối rối khi lựa chọn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết. 1. Thực phẩm chức năng xương khớp có tốt không? Thực phẩm chức năng xương khớp tuy không được xếp vào danh mục thuốc đặc trị bệnh. Nhưng lại có khả năng hỗ trợ và tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hình ảnh mình thực phẩm chức năng xương khớp. Thực phẩm chức năng xương khớp mang lại nhiều công dụng như: Bổ sung chất nhờn cho khớp: đa số thực phẩm chức năng xương khớp có chứa nhiều thành phần có lợi như omega-3, protein, collagen và vitamin. Chúng có tác dụng kích thích sụn khớp sản xuất aggrecan, collagen type II và ức chế sản xuất enzyn phá hủy, tăng chất nhờn cho khớp. Hỗ trợ điều trị xương khớp: các thực phẩm chức năng xương khớp trong công thức có chứa nhiều hợp chất quan trọng. Vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho xương, vừa giúp khắc phục một số bệnh lý, cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ và lão hóa xương, kiến tạo hệ thống xương của cơ thể. Bổ sung canxi và dưỡng chất cần thiết: canxi vô cùng cần thiết để xương khớp của chúng ta hoạt động hiệu quả, uyển chuyển và có tính dẻo dai. Thông thường, thực phẩm chức năng xương khớp đều hướng đến mục đích tăng cường sức khỏe xương khớp, do vậy bổ sung canxi và dưỡng chất là mục đích của những loại thực phẩm này. 2. Thực phẩm chức năng xương khớp nên sử dụng thế nào cho hiệu quả? Khi sử dụng thực phẩm chức năng xương khớp, mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau đây: Dùng đúng liều lượng: dùng đúng liều lượng với tình trạng sức khỏe bản thân, không lạm dụng hoặc sử dụng với liều lượng quá ít sẽ không phát huy hết được tác dụng của thuốc. Hình ảnh mình họa về thuốc Kiên trì trong thời gian đủ dài: tâm lý nóng vội thường không mang lại hiệu quả, nhất là đối với các sản phẩm chức năng xương khớp. Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng, người dùng cũng không nên ngưng giữa chừng. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: đây là vấn đề vô cùng quan trọng, nhất là khi trên thị trường có vô số các sản phẩm gắn mác thực phẩm chức năng xương khớp nhưng không phải loại nào cũng tốt. Nguồn gốc sản phẩm giúp người dùng an tâm hơn. Kiểm tra hạn sử dụng: dù thực phẩm chức năng đó có tốt thế nào đi nữa nhưng hết hạn sử dụng thì coi như chúng không còn tác dụng. Và thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe xương khớp và cơ thể. Tham khảo ý kiến bác sỹ: bất cứ một thực phẩm chức năng hay dược phẩm nào đều cần phải có sự tư vấn của bác sỹ nếu bạn sử dụng để điều trị bênh. Tránh việc sử dụng không đúng sẽ gây phản tác dụng. 3. Các cách phòng ngừa bổ sung dưỡng chất cho xương khớp Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết, chúng ta nên: Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất và vitamin: đối với xương khớp, chúng ta nên cung cấp các loại rau, củ, quả giàu vitamin như B, C, D, K, Mg,… chống oxy hóa và hiện tượng thoái hóa xương. Nên hạn chế tối đa các loại chất kích thích thần kinh như thuốc lá, rượu, bia,… cũng như tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng đều không tốt cho việc hấp thụ canxi của xương khớp. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: vận động thường xuyên giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và có tính đàn hồi cao. Lượng oxy và máu tuần hoàn và cung cấp cho các bộ phận xương khớp tốt hơn, do đó làm chậm quá trình lão hóa cũng như tăng thêm dinh dưỡng cho phần sụn. Thực phẩm chức năng xương khớp là một sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ đạt được hiệu quả nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách. Đồng thời đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.

Đau thắt lưng | Điểm danh 3 vị trí đau điển hình điển hình

Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh hoạt hàng ngày. Vậy những triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau thắt lưng là gì? Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 1. Các vị trí đau thắt lưng 1.1. Đau thắt lưng bên trái Đau thắt lưng bên trái Với các cơn đau thắt lưng ở bên trái, người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ khi bê vác việc nặng, ê ẩm khi vận động quá sức và khó chịu thường xuyên. Nếu tình trạng đau kéo dài, người bệnh cần chú ý tới một số nguyên nhân gây bệnh điển hình như: thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh thận,... 1.2. Đau thắt lưng bên phải Đau thắt lưng bên phải có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh viêm ruột thừa hay viêm vùng tiết niệu, sỏi thận, thoái hóa hoặc hội chứng ruột dễ bị kích thích. Những cơn đau này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nhau. Bởi thế, người bệnh nên đi khám nếu tình trạng đau kéo dài trên ba ngày. 1.3. Đau ngang thắt lưng Đau thắt lưng làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt Đau ngang vùng thắt lưng cũng cảnh báo các bệnh liên quan đến xương khớp, cột sống hoặc đau dây thần kinh tọa. Chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D, ngồi nhiều không vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân gây đau ngang thắt lưng 2. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau thắt lưng Xoa bóp chữa đau thắt lưng Bệnh đau thắt lưng hoàn toàn có thể được ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả nếu như các bạn áp dụng những lưu ý dưới đây: Xoa bóp, massage vùng thắt lưng: thực hiện đều đặn mỗi ngày 15 phút để làm giảm đau nhức hiệu quả. Chườm nóng: cách thực hiện rất đơn giản, đối với chườm nóng các bạn chỉ cần sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm chườm nhẹ nhàng lên vùng thắt lưng bị đau 10 phút mỗi ngày. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng sau khi chườm. Sử dụng các bài tập kéo dãn cột sống: nằm sấp và chống hai tay lên mặt sàn bên cạnh vai. Chân duỗi thẳng, từ từ nâng người dậy để phần thân trên từ rốn trở lên được nâng lên, (không được nhấc mũi chân khỏi sàn, bàn chân căng hết sức và ngẩng đầu nhìn lên trần). Giữ tư thế này khoảng 5 giây rồi từ từ về vị trí ban đầu, mỗi ngày nên thực hiện từ 10 - 15 lần. Bài tập kéo dãn cột sống giúp phòng ngừa bệnh đau thắt lưng 3. Các địa chỉ khám đau thắt lưng uy tín Bệnh viện Bạch Mai - 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện E - 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh Viện Vinmec - 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Trên đây là những vị trí đau thắt lưng điển hình. Hy vọng qua bài viết này Khương Thảo Đan giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bệnh đau thắt lưng để bạn có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị kịp thời nhất. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...