Điều trị đau vai gáy hiệu quả - Lời khuyên từ chuyên gia
Đau vai gáy tuy không gây ảnh hưởng đến việc đi lại nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng của sống của người bị bệnh. Khi tiến triển nặng, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt vĩnh viễn... Vậy việc điều trị đau vai gáy như thế nào là hiệu quả?
Chỉ định điều trị
Chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Với tình trạng đau nhẹ, mới phát hiện, bệnh nhân được chỉ định nội khoa, gồm nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, thói quen sinh hoạt, dùng thuốc giảm đau. Nếu trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm, tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp. Thông thường tình trạng đau sẽ cải thiện sau 2 đến 3 tuần điều trị.
Với điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp sau:
- Đau dữ dội: Tình trạng bệnh không tiến triển sau điều trị tích cực bằng nội khoa, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể.
- Tái phát nhiều lần và tình trạng đau ngày càng nặng lên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
- Liệt và teo cơ: bệnh nhân nên phẫu thuật sớm để tránh tàn phế
- Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống.
Điều trị theo Tây y
Dùng thuốc giảm đau kháng viêm toàn thân: lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac,… Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu… Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.
Những trường hợp nặng có thể dùng nhóm chống viêm dạng corticoid, tuy nhiên nhóm thuốc này cần rất thận trọng vì nhiều tác dụng phụ trên hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, chuyển hóa…, nên dùng ngắn ngày, liều cao hoặc dùng tại chỗ và có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.
Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…), có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày – tá tràng, trẻ em và người già. Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine. Chỉ định cho các trường hợp đau vai gáy đã có ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể thấy là choáng váng, đau bụng, buồn nôn. Nên dùng liều thấp rồi tăng dần.
Điều trị ngoại khoa: Nếu bệnh nhân đau không thể chịu được dù đã uống thuốc giảm đau thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Có 2 hình thức phẫu thuật: dùng laser hoặc phẫu thuật hở. Một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, teo cơ, liệt vận động,… thì phải phẫu thuật sớm. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp. Các trường hợp này cần được chỉ định chặt chẽ và tiến hành tại các cơ sở y tế tin cậy.
Như vậy, điều trị theo Tây Y tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại để lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh, hơn nữa nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến bệnh dễ tái phát.
Điều trị đau dây thần kinh tọa theo Y học cổ truyền
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu cũng được sử dụng phối hợp để điều trị bệnh đau vai gáy như các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm của Đông y để phối hợp điều trị mang đến hiệu quả cao.
– Châm cứu: Sử dụng các huyệt tại chỗ vùng vai, gáy, lưng phối hợp với các huyệt toàn thân giúp giảm đau nhức, cứng cơ.
– Nhĩ châm, điện châm, đầu châm: cũng là những phương pháp châm cứu được áp dụng trong điều trị đau vai gáy.
– Xoa bóp bấm huyệt: Sử dụng các động tác như: xoa xát, day, lăn, miết, bóp,… tác động trên da cơ vùng vai, lưng, cổ có tác dụng làm giãn cơ, giảm chèn ép, giảm đau nhức, giảm cảm giác tê bì.
– Dùng nhiệt để giãn cơ: chiếu đèn hồng ngoại, đắp nến paraphin,… đơn giản hơn nữa có thể dùng nước ấm để chườm, muối rang hoặc ngải cứu sao nóng để chườm lên chỗ đau, tắm suối nước nóng, tắm bùn khoáng.
Bài thuốc Đông Y chữa đau vai gáy nổi tiếng nhất là Độc Hoạt Tang Ký Sinh, với các thành phần gồm: Độc hoạt, Phòng phong, Bạch thược, Đỗ trọng, Phục linh, Tang ký sinh,… Đây là bài thuốc đã được chứng minh về hiệu quả.
Điều trị đau vai gáy bằng Đông y được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Các bài thuốc cổ truyền với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, không tác dụng phụ, giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời trị tận gốc rễ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó phòng ngừa được bệnh tái phát.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài, chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào nguồn gốc, cách trồng, thu hái và chế biến dược liệu.
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,