Đau xương khớp

5 tư thế vật lý trị liệu đau thần kinh tọa "phục hồi chức năng" cơ bản

Bạn nên kết hợp các bài vật lý trị liệu đau thần kinh tọa với các phương thuốc của bác sĩ để hiệu quả điều trị được cải thiện hơn. Cùng tìm hiểu những lợi ích mà vật lý trị liệu mang lại cho người bệnh trong quá trình vật lý trị liệu đau thần kinh tọa nhé. 1. Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa 1.1. Bài tập lưng để cải thiện sự linh hoạt của thắt lưng Các bạn chuẩn bị một tấm thảm hoặc chiếu để nằm lên, kê thêm gối nhỏ hoặc một quyển sách dưới đầu để tập cho thoải mái. Gập chân sao cho bàn chân vẫn thẳng, 2 đầu gối cong, mở 2 chân bằng hông. Đưa một đầu gối lên hướng ngực, lấy 2 tay ôm chặt đầu gối, kéo từ từ đầu gối đến ngực hết mức có thể trong vòng 20 - 30 giây và hít thở sâu (kéo ở mức cơ thể chịu được, không nên gắng sức quá). Thực hiện 3 lần mỗi lần 2 chân. Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa 1.2. Bài tập đùi giúp kéo dãn cơ đùi sau Chuẩn bị 1 vật cố định như nấc thang hay bậc thang, một chân đứng thẳng, 1 chân để lên bậc. Chân luôn thẳng, ngón chân duỗi thẳng. Người ngả thoải mái về phía trước nhưng lưng vẫn thẳng, thở sâu và giữ trong 20 - 30 giây. Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi 2 chân. (Lưng luôn giữ thẳng trong mọi tư thế). Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa 1.3. Bài tập kéo giãn cơ hình quả lê Chuẩn bị gối kê đầu và thảm để tập. Nằm thẳng trên thảm, chân trái cong lên, mắt cá chân phải đặt chéo lên đầu gối chân trái. Giữ chặt bắp đùi trái bằng hai tay và kéo đùi về phía trước (có thể dùng khăn kéo thay tay) . Giữ phần hông thẳng, xương cụt trên thảm (không nên để xương cụt này trượt khỏi thảm), mông phải kéo căng, giữ nguyên trong vòng 20 - 30 giây, hít thở sâu. Lập lại 2-3 lần. Khung xương chậu luôn được giữ thẳng xong quá trình tập. Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa Nên khởi động trước để làm nóng cơ thể và lựa chọn bài tập cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Người bệnh phải kiên trì tập luyện từ 30 - 45 phút mỗi lần tập thể bài tập đạt hiệu quả tối đa. Nếu đang tập mà bị đau thì phải ngưng ngay lập tức, không nên quá sức. Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa trên giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ và hỗ trợ điều trị rất tốt. Giúp điều chỉnh nhịp nhàng hoạt động của nhóm cơ vùng đùi, vùng bụng và vùng thần kinh tọa. Sự kết hợp vận động này giữa các cơ sẽ bảo vệ lưng trước những chấn thương hay giãn cơ. Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng thuốc đau thần kinh tọa có hiệu quả điều trị tốt, hồi phục nhanh, ít tái đi tái lại nhất. Các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp máu lưu thông, giãn cơ, tăng cường sức mạnh của cơ, phục hồi bệnh đau thần kinh tọa rất tốt. Lưu ý: Xác định rõ nguyên nhân đau thần kinh tọa để lựa chọn bài tập phù hợp sẽ giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa. 2. Các phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa 2.1. Nhiệt trị liệu Nhiệt trị liệu là phương pháp chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu tia Laser, nhúng parafin, chườm nóng, giúp giãn cơ, kháng viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết. Phương pháp này không dùng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do viêm nhiễm cấp tính. 2.2. Điện trị liệu Trị liệu thông qua điện xung và điện phân để tăng tuần hoàn, tăng sự chuyển hóa ở các mô, giúp các cơ thư giãn, khớp sâu,...Trong quá trình thực hiện điện trị liệu, người ta còn đưa thêm một lượng thuốc chống viêm vào vùng bị tổn thương thần kinh tọa để tăng hiệu quả thay vì uống thuốc hoặc tiêm thuốc, giảm áp lực tác dụng phụ thường thấy của các dòng thuốc giảm đau này. Điện trị liệu là phương pháp trị liệu có tác dụng giảm sưng, giảm đau, giảm và phục hồi các tổn thương ở khớp. Áp dụng các kỹ thuật xoa bóp trên chân, phần mềm ở thắt lưng để điều trị. Các kỹ thuật này dựa trên cơ chế cơ học và phản xạ để tăng tuần hoàn máu, hệ bài tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, điều hòa bệnh lý, giúp cân cốt được thư giãn. Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa Lưu ý: Cần nắm được các biểu hiện đau thần kinh tọa để lựa chọn phương pháp giảm đau và trị liệu phù hợp Ngoài tập luyện bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa thì bạn cũng phải bổ sung thêm chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để bệnh tình được tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Nguy Hiểm: 6 Biểu Hiện Viêm Dây Thần Kinh Ngoại Biên

Viêm dây thần kinh ngoại biên hiện nay không còn là chứng bệnh xa lạ với con người đặc biệt đối với những người thường xuyên vận động hoặc làm việc nặng nhọc. Tuy nhiên mọi người thường chủ quan và không phát hiện sớm được các triệu chứng của bệnh, hậu quả là thường để lại các di chứng kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 1. Dây thần kinh ngoại biên nằm ở đâu? Hình ảnh mình họa vị trí dây thần kinh ngoại biên Dây thần kinh ngoại biên được xác định là các dây thần kinh mà không nằm trong não và tủy sống của con người. Chức năng chính của các dây thần kinh ngoại biên là liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Do không nằm trong não và tủy sống nên hầu như các dây thần kinh ngoại biên không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ nên dễ bị tác động bởi các độc tố và các tổn thương cơ học từ bên ngoài. 2. Các triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì quá trình trao đổi thông tin giữa các cơ và não hay các bộ phận khác trở nên ê buốt, gây đau hoặc tê các cơ. Sau đây là một số triệu chứng dễ nhận biết giúp phát hiện bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên cần lưu ý: Cảm giác đau nhức, tê buốt và ngứa ngáy ngay tại vùng dây thần kinh bị tổn thương. Giai đoạn đầu phát bệnh, người bệnh thường bị tê bì chân tay, cảm giác như có nhiều mũi kim châm chích hay bị điện giật. Tiếp theo là ngứa ngáy vùng dây thần kinh bị tổn thương và nhanh chóng lan ra các vùng cánh tay và bắp chân. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường xuyên cảm thấy đau nhức ở khớp cổ tay, chân và khớp vai và thường có cảm giác nóng quanh các vùng mà dây thần kinh ngoại biên đi qua. Lúc đầu chỉ cảm thấy đau âm ỉ càng về sau càng đau nhiều hơn. Khả năng vận động yếu đi, khó khăn trong việc đi đứng và di chuyển. Thậm chí còn có nguy cơ bị liệt cơ. Đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa: đây là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hóa gây ra các tình trạng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… kéo dài. Nguy cơ giảm tiết mồ hôi, liệt dương hay tụt huyết áp: đối với các trường hợp nặng, viêm dây thần kinh ngoại biên có làm giảm đi đáng kể quá trình tiết  mồ hôi, có thể biến chứng làm tụt huyết áp gây đau thắt ngực và kể cả liệt dương ở nam giới và khô âm đạo ở phụ nữ. Dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên - tê bì chân tay Xem thêm: Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 3. Nguyên nhân dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biên Viêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện do những nguyên nhân sau: Dây thần kinh bị chấn thương: vì các dây thần kinh ngoại biên không được bảo vệ an toàn bởi hộp sọ hay xương sống nên rất dễ chấn thương do tai nạn xe cộ, té ngã, bị thương do chơi thể thao,…dẫn đến đứt gãy, hư hỏng và dẫn đến viêm các dây thần kinh ngoại biên. Biến chứng bệnh tiểu đường: theo các nghiên cứu đã chứng minh ít nhất có một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh ngoại biên. Nhiễm trùng: khi bị tổn thương và nhiễm trùng tại các cơ, đây là cơ hội mà các virus hay vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm hại các dây thần kinh ngoại biên dễ dẫn đến viêm nhiễm các dây thần kinh này. Tiếp xúc với độc tố: một khi cơ thể tiếp xúc với môi trường chứa nhiều độc tố thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên càng dễ dàng xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Các khối u xuất hiện: hiện tượng các khối u xuất hiện sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại biên dễ gây tổn thương và viêm nhiễm. Sử dụng các chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá,…): lạm dụng quá nhiều chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên phát sinh. Viêm dây thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường 4. Viêm dây thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không? Viêm dây thần kinh ngoại biên nguy hiểm không Các chuyên gia cho biết, viêm dây thần kinh ngoại biên tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng những triệu chứng nó gây ra gây khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có hai dạng thể là viêm cấp tính và viêm mãn tính: Ở thể viêm cấp tính: những cơn đau từ bình thường đến dữ dội có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, bệnh có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc đặc trị. Câu hỏi đặt ra lúc này lại là: "Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?". Thông thường để điều trị bệnh một số loại thuốc thường được kê như: thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh như topiramate hay thuốc chống trầm cảm... Ở thể viêm mãn tính: là khi không phát hiện sớm hoặc thờ ơ không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn như liệt dương, tụt huyết áp,… Ngoài sự đau đớn phải chịu đựng người bệnh còn đối mặt với chứng teo cơ, yếu chi và dần đi đến liệt chi. Có thể thấy bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hiện nay ngày càng phổ biến. Tuy bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng không nên chủ quan cần hạn chế các nguyên nhân gây bệnh cũng phát hiện và điều trị dứt điểm để có được sức khỏe bền bỉ và cường tráng.

Đau dây thần kinh hông | Nguyên nhân, Cách chữa trị

Bệnh đau dây thần kinh hông cũng có thể phòng ngừa và chữa trị mau chóng nếu được phát hiện kịp thời. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nhanh khỏi. 1. Vị trí Dây thần kinh hông to và dài nhất cơ thể, kéo dài từ mông xuống tới mắt cá chân do rễ L5 và S1 tạo thành. Đau dây thần kinh hông là một trong những hội chứng đau dây thần kinh thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau do dây thần kinh bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc chèn ép. Hình ảnh minh họa dây thần kinh hông 2. Triệu chứng Đau dây thần kinh hông thường bắt đầu bằng những cơn đau lưng khiến người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên, hãy để ý 4 triệu chứng điển hình sau đây để có thể nhận biết bệnh sớm và kịp thời. Đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh L5 và S1: Bệnh nhân sẽ thấy đau dọc từ lưng eo phía ngoài tới cẳng chân rồi tới tận ngón chân út. Hoặc đau dọc ra phía sau mông, xuống đùi đến bắp cẳng chân và ngoài bàn chân. Đau lan từ mông xuống, lệch sang một bên: đau lan từ lưng xuống, gây đau dây thần kinh ở mông, lan xuống đùi, gót chân hoặc đau ngược lại từ gót chân trở lên; đi tập tễnh, đứng lâu thấy buốt hông, co cứng, dậm chân cũng đau nhói,... Đau nhiều khi vận động: cơn đau tăng lên khi đi xe qua ổ gà hoặc chỗ xóc mạnh; cúi người xuống cũng đau; nghiêng người đi lại đau do cột sống cứng; đau tái phát khi ho mạnh, hắt hơi, đi đứng nhiều trong ngày,... Chân tê bì, mất cảm giác: đây là triệu chứng đau nặng, lúc này bệnh nhân không tự chủ được đại tiểu tiện. Người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường nếu đau nhẹ và kéo dài chỉ trong vài ngày là biến mất. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua việc thăm khám chữa trị. Bệnh sẽ ngày càng trở nặng, kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống. Đau hông Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn, với bất kỳ dấu hiệu đau nào kể trên, cũng nên tới bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 3. Nguyên nhân Đau dây thần kinh hông thường xuất phát bởi 2 nguyên nhân, khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: do ảnh hưởng của các căn bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, u vùng đốt xương cùng, trượt đốt sống, viêm cột sống dính khớp... Nguyên nhân chủ quan: làm việc nặng, mang vác quá sức dẫn tới vượt sức chịu đựng của đĩa đệm, rách vành thớ, nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh hông. Nếu chịu lực quá nặng, có thể gây ra cơn đau cấp tính. Ngày nay, việc chẩn đoán chứng đau dây thần kinh hông đã có nhiều thuận lợi hơn so với trước đây. Bằng phương pháp chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định bệnh nhanh chóng và chính xác. 4. Cách chữa trị Việc điều trị đau dây thần kinh hông dựa trên nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Điều trị nội khoa: bao gồm dùng thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp với vận động, xoa bóp, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hoặc lựa chọn đông tây y kết hợp đi cùng với châm cứu và vật lý trị liệu. Điều trị ngoại khoa: chỉ định phẫu thuật do nguyên nhân chèn ép. Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc và uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đau dây thần kinh hông nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt đời sống, giảm sức lao động, bị teo cơ và có thể gây tàn phế. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và nhận thức kịp thời tình trạng bệnh của mình để khám và chữa trị, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên Nhân Viêm Dây Thần Kinh Cánh Tay Và Cách Chữa

Viêm dây thần kinh cánh tay là một bệnh lý khá phổ biến gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh cũng như cản trở các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân vì sao, cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé. Dấu hiệu viêm dây thần kinh cánh tay Dấu hiệu viêm dây thần kinh cánh tay Biểu hiện nhẹ: đau nhẹ tại cánh tay khiến người bệnh nhiều khi chỉ nghĩ là đau, mỏi cơ thông thường. Biểu hiện nặng hơn: cơn đau sẽ nhiều dần lên chạy dọc theo cánh tay gây khó khăn trong việc nâng, mang, vác các đồ vật thường ngày. Mức độ đau có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây bại liệt về sau. Nguyên nhân viêm dây thần kinh cánh tay Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh cánh tay, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như các bệnh lý về xương khớp, tính chất công việc, chấn thương, tuổi tác. Bệnh lý về xương khớp Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, viêm khớp vai, viêm khớp dạng thấp,… là các bệnh lý có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh cánh tay. Do dịch bị chèn ra ngoài và chèn vào dây thần kinh cánh tay, từ đó dẫn đến sưng viêm các dây thần kinh này. Tính chất công việc Làm việc quá sức Các công việc đòi hỏi lặp đi lặp lại một động tác hay mang vác các vật nặng trên tay vai, gây áp lực lên tay quá mức mà không có chế độ nghỉ ngơi phục hồi phù hợp là nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh cánh tay và một số bệnh khác về cơ, xương khớp. Thêm vào đó, việc ngồi làm việc sai tư thế, đặc biệt vị trí giữa cổ và vai, gáy không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây viêm dây thần kinh cánh tay. Chấn thương Chấn thương tay Các va đập mạnh vào vùng vai, cánh tay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trật khớp,... đều có thể gây chấn thương và phát sinh viêm dây thần kinh cánh tay. Khi gặp chấn thương, không nên chủ quan tự chữa trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám đúng cách. Việc làm này sẽ hạn chế được nguy cơ gây viêm dây thần kinh cánh tay cho mọi người. Tuổi tác Tuổi tác không chỉ là nguyên nhân của bệnh viêm dây thần kinh cánh tay mà còn là “kẻ thù" gây nên nhiều loại bệnh cho chúng ta. Tay luôn là bộ phân phải hoạt động nhiều trong suốt cuộc đời của mỗi người, do đó, khi về già thường xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, một trong những nguyên nhân đau nhức đó là viêm dây thần kinh cánh tay. Điều trị viêm dây thần kinh cánh tay Vật lý trị liệu bằng các liệu pháp như liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống để giảm đau và hỗ trợ phục hồi. Đây là phương pháp tác động từ ngoài da để điều trị đau từ các cơ vào đến xương khớp. Đặc điểm của phương pháp này là chú trọng vào các huyệt đạo trên cơ thể. Trị liệu cánh tay Thuốc giảm đau tuỳ vào mức độ đau có thể sử dụng một loại hoặc kết hợp Paracetamol, Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID),...Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh. Việc sử dụng thuốc giảm đau không nên tùy tiện và dùng với liều lượng quá lớn. Lưu ý, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần được thăm khám và có chỉ dẫn từ bác sĩ. Châm cứu là phương pháp có thể giúp người bệnh giảm đau và phục hồi cơ khá hiệu quả. Việc châm các đầu kim nhỏ vào cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng hệ thần kinh trung ương từ đó dẫn truyền tới não có tác dụng: giải phóng endorphins và enkephalins giúp giảm đau hiệu quả. Châm cứu cánh tay Phương pháp phẫu thuật để chỉnh sửa cột sống nhằm giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống. Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cơ khớp trong cơ thể, sau khi phẫu thuật cũng cần thời gian để tập luyện nhằm hồi phục dần dần khả năng vận động của các cơ, khớp trong cơ thể. Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm dây thần kinh cánh tay, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Đây không phải bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng rất đáng tiếc như bại liệt.

Bài tập đau thần kinh tọa: Những bài tập đơn giản mỗi sáng.

Bệnh đau thần kinh tọa ( hay còn gọi là đau thần kinh hông) khiến bệnh nhân trở nên khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Việc chữa bệnh không những cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ mà còn cần có chế độ luyện tập phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc một vài bài tập tốt cho bệnh đau thần kinh tọa.

cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...