Đau khớp gối ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau khớp gối ở người già là tình trạng phổ biến, nó gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ tàn tật có thể lên tới 25%. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này, triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau khớp gối ở người già - Hiện tượng thường gặp
Khớp gối được cấu tạo từ 3 xương: xương đùi, xương bánh chè, xương chày. Giữa các đầu xương được bao phủ bởi 1 lớp sụn có bề mặt nhẵn, mịn và một loại dịch nhầy (dịch khớp), từ đó giúp khớp gối hoạt động một cách trơn tru.
Trong cơ thể, khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất. Ngoài ra, nó cũng là khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng. Do đó, khớp gối rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, khi tuổi càng lớn, sụn khớp dần bị bào mòn trở nên xù xì và thô ráp khiến đầu xương cọ xát vào nhau. Không chỉ vậy, dịch khớp cũng không tiết ra nhiều nữa khiến cho các đầu xương cọ xát, di động khó khăn. Từ đó gây ra những cơn đau nhức đầu gối.
Tình trạng đau đầu gối sẽ gia tăng dần theo độ tuổi. Theo một nghiên cứu ở người trên 45 tuổi cho thấy, cứ 3 người sẽ có 1 người bị đau đầu gối. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do đau đầu gối.
Đau đầu gối ở người già nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì tiến triển thành các cơn đau đầu gối mãn tính, vận động khó khăn, nặng thì gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời.
Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già
Đau khớp gối ở người già là có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là sự lão hóa của xương khớp theo thời gian. Bên cạnh đó, bệnh lý liên quan đến xương khớp hay các các yếu tố tác bệnh nên ngoài như chấn thương hoặc đơn giản là lối sống sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố gây bệnh đau đầu gối ở người già.
Để giúp người đọc dễ hình dung hơn, chúng tôi sẽ chia nguyên nhân làm hai nhóm chính, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không bệnh lý. Cụ thể từng nhóm bao gồm:
Nguyên nhân không bệnh lý
– Chấn thương đầu gối: Chấn thương tại đầu gối mà người già có thể gặp phải như bong gân, đứt dây chằng, rách sụ, gãy xương,.... là những tác động trực tiếp từ bên ngoài gây tổn thương cho khớp gối. Dù có thể khỏi nhưng ở người già sẽ vẫn để lại những di chứng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối.
– Thừa cân: Như đã trình bày ở trên, khớp gối vốn là vị trí chịu nhiều áp lực từ trọng lực cơ thể. Do đó, khi trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực lên đầu đầu càng tăng. Điều này dễ làm cho khớp gối bị tổn thương, có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh đau đầu gối ở người già.
– Ăn uống thiếu chất: Vốn dĩ cơ thể của người già đã hấp thụ kém hơn so với tuổi thanh niên.Vì vậy, khi chế độ ăn không đủ chất, đặc biệt là thiếu các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như canxi, omega-3 sẽ làm cho khớp gối dễ bị bào mòn và yếu dần đi.
– Không luyện tập thể thao: Thói quen lười vận động dễ khiến khớp gối bị cứng và lão hóa. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây nên những cơn đau nhức nơi đầu gối.
– Sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý: Thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế,... đều là những thói quen xấu trong lối sinh hoạt hàng ngày tác động tiêu cực khớp gối gây nên những cơn đau.
– Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia,... làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người già
– Thay đổi thời tiết: Vào những thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, các khớp (đặc biệt là khớp gối) thường đau dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.
Nguyên nhân bệnh lý
– Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao khiến cho sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp cũng giảm đi và phần xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Những gai xương này sẽ đè lên các đầu xương hoặc chèn ép dây thần kinh gây đau nhức cho người bệnh. Do đó, thoái hóa khớp gối được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau đầu gối ở người già.
– Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp diễn ra do hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp của cơ thể, trong đó bao gồm cả khớp gối. Lúc này bao hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn đều bị tổn thương gây nên những cơn đau đầu gối. Tình trạng này lâu dần còn có thể dẫn đến dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
– Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò là một miếng đệm tại phần xương, gân và những cơ nằm gần khớp giúp con người hoạt động dễ dàng. Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này bị phù nề, nhiễm trùng gây nên những cơn đau cứng khớp.
– Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè có cấu tạo dạng sợi, bền và dai, nối giữa xương bánh chè và xương chày nhằm đảm nhiệm chức năng duỗi gối. Khi chúng bị viêm sẽ gây ra tình trạng sưng tấy và đau nhức ở đầu gối.
– Gout: Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Đây là một tình trạng đáng lo ngại ở người già. Biểu hiện rõ ràng nhất ở bệnh nhân bị gout là khớp ngón chân sưng tấy và đau nhức. Ngoài khớp ngón chân, một số khớp khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả khớp gối, dẫn đến tình trạng đau đầu gối ở người già.
Nhận biết đau đầu gối ở người già
Ở người già khi mắc đau khớp gối thì triệu chứng rõ ràng nhất là những cơn đau đầu gối thường xuyên. Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tình trạng cơn đau sẽ biểu hiện khác nhau, kèm theo đó là một số triệu chứng khác sẽ xuất hiện thêm.
Cụ thể, các triệu chứng của bệnh bao gồm:
– Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhức khớp gối ban đầu khởi phát ở mức độ âm ỉ, sau đó mức độ đau sẽ tăng dần lên khi người bệnh thực hiện các động tác như đi lại, co duỗi đầu gối, leo cầu thang và có dấu hiệu giảm dần nếu được nghỉ ngơi. Cơn đau nhức có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai đầu gối, thậm chí có thể lan dần ra các vùng lân cận khác.
– Sưng đỏ: Hiện tượng sưng đỏ ở vùng da xung quan đầu gối có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Khi chạm tay vào sẽ cảm thấy vùng da này ấm hơn so với vùng da khác xung quanh.
– Co cứng khớp: Tình trạng co cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khiến người bệnh khó khăn khi duỗi thẳng chân. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 30 phút, sau đó chúng thuyên giảm dần thì người bệnh mới có thể hoạt động bình thường được.
– Tê bì: Các gai xương ở khớp gối phát triển sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây nên tình trạng tê bì
– Đầu gối phát ra tiếng: Ở người già bị đau khớp gối, phần sụn khớp bị bào mòn. Do đó khi vận động các đầu xương ma sát vào nhau gây ra tiếng lục cục, lạo xạo ở đầu gối, nhất là khi người bệnh leo cầu thang.
– Biến dạng khớp: Tình trạng khớp gối đau, sưng to kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi hình dạng đầu gối, thậm chí là lệch hẳn sang một bên.
– Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng điển hình và cụ thể trên, một số trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:
- Da bàn chân, cẳng chân tái nhợt, xanh xao, sợ vào có cảm giác lạnh, thấy rõ các đường gân nổi lên.
- Dễ mệt mỏi, suy nhược, có thể kèm theo sốt, ớn lạnh
- .v.v.
Phương pháp điều trị đau khớp gối ở người già hiệu quả
Điều trị đau khớp gối ở người già là cả một quá trình đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Có rất nhiều các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Tùy vào cơ địa của từng người và mức độ bệnh mà bạn có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp với nhau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp gối ở người già hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc thường mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Do đó đây là phương pháp được nhiều người ưu tiên sử dụng nhất trong quá trình điều trị đau khớp gối ở người già.
Thuốc điều trị đau khớp gối ở người già được chia làm 3 nhóm chính bao gồm:
– Nhóm thuốc không cần kê đơn: Thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen,...
– Nhóm thuốc bắt buộc kê đơn: Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat. Những thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng vùng và kháng viêm toàn diện.
– Nhóm thuốc tiêm nội khớp: Tiêm Corticosteroids, tiêm Axit hyaluronic, tiêm huyết tương tiểu cầu.
.v.v.
Khắc phục đau khớp gối tại nhà
Các biện pháp khắc phục tại nhà thường áp dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát, còn đang ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể duy trì các biện pháp này trong thời gian dài. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe xương khớp về lâu dài mà còn giúp sức khỏe tổng thể của người bệnh tốt hơn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:
– Thay đổi chế độ ăn khoa học: Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp vào trong thực đơn hàng ngày như vitamin D, canxi, vitamin C, vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt. Ngoài ra, người bệnh còn cần phải hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
– Nghỉ ngơi hợp lý: Cơn đau đầu gối sẽ thuyên giảm nếu bạn được nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cho các mô ở khớp được thư giãn và phục hồi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài vì nó có thể làm cứng khớp và khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
– Luyện tập các bài tập đơn giản tốt cho khớp gối: Luyện tập thường xuyên các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh như đi bộ, chạy bộ chậm, thiền, yoga để giúp cho khớp gối được linh hoạt, làm giảm các cơn đau.
– Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời còn làm giảm sưng viêm, rất phù hợp với những cơn đau do chấn thương phần mềm. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần bọc đá lại bằng khăn sạch, sau đó chườm lên khu vực bị đau nhức từ 15-20 phút cho tới khi cơn đau dịu lại.
– Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đầu gối: Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số dụng cụ như nẹp đầu gối chuyên dụng, băng thun quấn quanh đầu gối để cố định và giảm áp lực lên đầu gối trong quá trình vận động.
➤ Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc người già khi bị thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như cơ học, nhiệt, điện, sóng từ trường,... tác động lên khớp gối bị tổn thương nhằm giảm các triệu chứng đau nhức, đồng thời tăng sức bền của cơ, từ đó làm tăng khả năng vận động của người bệnh.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được các bác sĩ áp dụng như: laser, sóng cao tần, điện phân, điện xung,... Người bệnh có thể kết hợp vật vật lý trị liệu với các biện pháp khắc phục tại nhà để làm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn được thời gian chữa bệnh.
Phẫu thuật cải thiện chức năng khớp gối
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng cho những trường hợp đau khớp gối nặng hoặc khi tình trạng bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh đẻ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chúng có thể là:
- Phẫu thuật nội soi giải quyết các tổn thương bên trong khớp gối
- Phẫu thuật chỉnh hình
- Phẫu thuật thay khớp gối một khoang hoặc thay khớp gối toàn bộ
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng, phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị dứt điểm đau đầu gối cho người già, bạn hoàn toàn có thể tái phát nếu như không kĩ càng trong việc ăn uống hoặc tập luyện.
Ngoài ra, phẫu thuật đau khớp gối đòi hỏi những kỹ thuật khó nên chi phí cho bỏ ra là rất đắt đỏ.
Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau nhức khớp gối ở người già
Bên cạnh các biện pháp sử dụng thuốc điều trị, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng cùng với thói quen luyện tập phù hợp, các chuyên gia khuyên người bệnh kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược trị đau khớp đối để làm tăng hiệu quả điều trị. Trong đó, viên uống xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm tiêu biểu được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.
Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc cổ truyền chữa đau xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang được đánh giá cao về hiệu quả điều trị.
Đặc biệt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam còn mất hơn 6 năm nghiên cứu mới chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ Địa Liền có tác dụng gấp nhiều lần so với cao địa liền thông thường. Khi hoạt chất này được thêm vào sản phẩm thì nó sẽ đem lại hiệu quả vượt trội so với công thức ban đầu về khả năng chống viêm, giảm đau nhức, chữa tê phù.
Ngoài ra, Khương Thảo Đan còn kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hợp chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type II giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn. Tác dụng này được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondroitin (hai thành phần có hầu hết trong các thuốc điều trị thoái hóa xương khớp hiện nay).
Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên vô cùng an toàn. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận: Đau khớp gối ở người già là một tình trạng thường gặp. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do lão hóa khớp theo thời gian hoặc mắc một số bệnh lý liên quan tới xương khớp. Tuy nhiên, dù là lý do nào, việc đầu gối bị đau nhức cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, làm cản trở việc hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày. Vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn không nên cố chịu đựng mà hãy sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1156 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,