Tổng hợp hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị trí
Ngày nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống được áp dụng rộng rãi giúp chuyên gia phát hiện được vị trí, mức độ của bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp chẩn đoán và một số hình ảnh thoái hóa cột sống trong bài viết dưới đây. Hình ảnh thoái hóa cột sống Tổng quan về thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Đến một độ tuổi nhất định, các tổ chức liên quan đến cột sống biến đổi, ví dụ: đĩa đệm mất nước trở nên cứng hơn, bị chèn ép và thoát vị, dây chằng suy yếu, sụn khớp kém đàn hồi và giảm khả năng chịu lực, xuất hiện gai xương ở rìa đốt sống… Từ đó, người bệnh bắt gặp một số triệu chứng như: Đau nhức tại vị trí cột sống bị thoái hóa lan sang các vùng xung quanh như vai gáy, hai tay, hai chân, hông… Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, khi hoạt động quá sức hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Tê bì, ngứa ran, châm chích các chi. Vùng da tại vị trí cột sống bị thoái hóa có thể chuyển màu thâm tím, sưng, nóng. Các khớp xương phát ra tiếng lạo xạo khi cử động như: xoay cổ, cúi đầu, nghiêng đầu, xoay hông, cúi người… Suy giảm sức lực các chi, hạn chế khả năng vận động. Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở cổ và thắt lưng vì đây là 2 vị trí phải vận động thường xuyên và chịu nhiều áp lực liên tục của cơ thể. Đau nhức cổ vai gáy là triệu chứng phổ biến của người bị thoái hóa cột sống cổ. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống Hiện nay, có 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống phổ biến nhất là: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Chụp X-quang Chụp X quang là phương pháp cận lâm sàng, sử dụng các chùm tia X (một dạng sóng điện từ) chiếu xuyên qua cơ thể. Xét nghiệm không gây đau đớn, đưa ra kết quả nhanh chóng, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo tái hiện rõ ràng cấu trúc xương. Chụp X-quang tạo ra hình ảnh 2D giúp xác định bệnh thoái hóa cột sống thông qua một số thông tin như sau: Hình ảnh gai xương thô và đặc, nhô hẳn ra ngoài so với xương và sụn. Chiều cao khe đĩa đệm không đồng đều, có xu hướng hẹp lại. Mật độ xương tăng, xương dưới sụn bị khô cứng đồng thời cột sống bị thoái hóa làm bề mặt xương trở thành một khối dày đặc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chụp X-quang không thể tái hiện rõ ràng mức độ nặng nhẹ của bệnh thoái hóa cột sống. Chụp X-quang là chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện bệnh thoái hóa cột sống. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) được thực hiện bằng cách dùng chùm tia X chiếu xuyên qua cơ thể. Máy quét CT quay trên trục và chụp nhiều hình ảnh 2D từ các góc độ khác nhau, rồi tổng hợp lại đưa ra kết quả 3D hiển thị chi tiết cấu trúc cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế đối với các tổn thương ở mô mềm như: gân, cơ, dây chằng…, khó quan sát tủy sống. Chụp cắt lớp vi tính thường được chỉ định trong cấp cứu, sau khi cột sống bị va đập, chấn thương. Chụp cộng hưởng từ MRI Khi chụp MRI, thay vì sử dụng bức xạ điện từ như chụp X-quang và CT, các chuyên gia dùng sóng vô tuyến và từ trường mạnh xây dựng hình ảnh 3D về cấu trúc cột sống. Chụp MRI mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình chẩn đoán các tổn thương ở đĩa đệm, tủy sống, khớp, mô mềm, dây chằng và gân xung quanh cột sống. Từ đó, bác sĩ đưa ra được kết luận về tình trạng và mức độ thoái hóa. Cận cảnh hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị trí Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ 1 (hay còn gọi là đốt sống đội) nằm ngay dưới xương sọ. Đặc điểm của cột sống cổ bình thường: Thân đốt nhỏ, rộng bề ngang. Cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt. Mỏm ngang có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua. Đỉnh mỏm gai tách làm 2 (trừ đốt sống cổ 7). Ngoài hệ thống các khớp liên mấu sống, cột sống cổ còn có khớp mấu bán nguyệt (khớp Luschka). Đốt sống cổ 1 không có thân đốt sống, chỉ có hai cung nối với nhau bởi khối bên. Đốt sống cổ 2 (hay còn gọi là đốt trục) có thân nhỏ, phía trước thân nhô lên một mỏm dài khoảng 1.5 cm gọi là mỏm nha. Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống cổ: Hẹp đĩa đệm và sự hình thành gai xương ở cột sống cổ. Đốt sống cổ 7 bị dị dạng. Gai xương mỏm móc của khớp móc gây hẹp lỗ gian đốt sống C3/4, C4/5 trên phim chụp chếch cột sống cổ. Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng Cột sống thắt lưng được cấu tạo từ 5 đốt sống nối liền với nhau, nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu. Đặc điểm của cột sống thắt lưng bình thường: Thân đốt sống to, rộng ngang. Mỏm ngang thắt lưng 3 dài nhất. Mỏm gai hình chữ nhật. Cuống đốt sống dày. Không có lỗ ngang như đốt sống cổ. Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Đốt sống thắt lưng bị nứt vỡ do chấn thương. Gai xương hình thành ở rìa đốt sống thắt lưng. Gai xương ở đốt sống thắt lưng có thể chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, tê bì, hạn chế khả năng hoạt động. Trượt đốt sống thắt lưng. Cột sống bị vẹo, biến dạng. Nên làm gì nếu bị thoái hóa cột sống? Khi bị thoái hóa cột sống, bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc hoặc uống thêm thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia. Dưới đây là một số thuốc thường được chỉ định cho người bị thoái hóa cột sống: Thuốc giảm đau Paracetamol. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol… Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Tizanidine… Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: ASU, Glucosamine, Chondroitin… Vitamin B. Nếu bệnh lý diễn biến trầm trọng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa khả năng vận động, bác sĩ sẽ đề xuất tiến hành phẫu thuật. Một số phẫu thuật thường áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống: Phương pháp giúp mở rộng không gian giữa hai đốt sống, hạn chế chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Những mảnh đĩa đệm bị thoát vị và gây áp lực mạnh lên dây thần kinh sẽ được loại bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Khi xương thừa phát triển quá to và đè nén vào dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu bệnh thoái hóa cột sống diễn biến trầm trọng. Ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị thoái hóa cột sống cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. ☛ Ăn đủ chất: Người bệnh lên thực đơn ăn uống đủ dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sạch từ thiên nhiên, chứa nhiều canxi, protein, vitamin D, vitamin C… để gia tăng mật độ xương khớp, giúp cột sống chắc khỏe và hạn chế quá trình lão hóa. Chi tiết: Người mắc thoái hóa đốt sống cổ cần ăn gì, kiêng gì? ☛ Không hút thuốc, hạn chế rượu bia: Vì đây là nguyên nhân làm cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của hệ thống xương khớp. ☛ Duy trì cân nặng hợp lý: Điều này giúp hạn chế áp lực liên tục lên cột sống, ngăn ngừa sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm thoát vị và sự hình thành của gai xương. ☛ Cải thiện tư thế sinh hoạt: Người bệnh phải giữ cột sống luôn thẳng trong mọi hoạt động hàng ngày để phân bố đều trọng lượng cơ thể lên cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ người giúp đỡ khi hoạt động mạnh, thay đổi tư thế thường xuyên sau 30 - 45 phút để tránh cơ co cứng, sắp xếp thời gian làm việc và thư giãn phù hợp để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng. ☛ Luyện tập thể thao thường xuyên: Các bài tập thể thao có khả năng xoa dịu đau nhức, tăng sức bền và độ dẻo dai của cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập cường độ phù hợp với thể trạng của bản thân dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh thực hiện sai động tác khiến cột sống thêm tổn thương. Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên trong cơ thể, không có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Người bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây y để khắc phục các triệu chứng tức thì mà không biết rằng nếu lạm dụng thuốc có thể mắc nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, suy gan, thận… Do đó, việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống giúp giảm đau, kháng viêm, dùng được trong thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là vô cùng cần thiết. Đồng thời giúp bệnh ổn định, sụn khớp được phục hồi theo thời gian, từ đó sẽ hạn chế được những cơn đau tái phát. Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên là viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm khác trên thị trường: ☛ KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền giúp giảm đau, chống viêm. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, KGA1 được chứng minh vượt trội hơn hẳn những loại thuốc sử dụng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… ☛ Collagen type II không biến tính có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng. ☛ Thành phần thiên nhiên kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, phòng phong, bạch thược, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đây cũng đóng vai trò là bài thuốc dẫn, giúp đưa KGA1 và Collagen type II đến đúng vị trí khớp bị thoái hóa, để từ đó các hoạt chất phát huy được tối đa công dụng của mình. Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho các đối tượng: Người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.spineuniverse.com/conditions/neck-pain/degenerative-cervical-spine-disorders https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/10229-spine-x-ray