Thoái hóa khớp

Có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đang là liệu pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, việc sử dụng các biện pháp trị liệu có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt và cách thức áp dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhé! 1. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là gì? Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh dân gian Bấm huyệt là cách chữa bệnh phổ biến trong dân gian. Người thầy thuốc tác động trực tiếp vào huyệt đạo, mạch máu và các dây thần kinh để tăng khả năng lưu thông khí, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt là cách điều trị hướng đến việc làm mềm các cơ, tác động để vùng thoát vị đĩa đệm và hỗ trợ giảm đau. Bấm huyệt sẽ tác động lên phần cơ xương, giải phóng sự chèn ép khối thoát vị, hỗ trợ đưa phần này trở về vị trí bình thường. Bên cạnh đó, bấm huyệt còn tăng tuần hoàn máu, giúp giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Đối với những người thoát vị nặng khó di chuyển, phương pháp này còn tăng sự linh hoạt cho cơ thể, phục hồi chức năng vận động. 2. Kỹ thuật bấm huyệt thoát vị đĩa đệm Bấm huyệt đúng cách chữa thoát vị đĩa đệm PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, người bệnh cần thực hiện đầy đủ liệu trình theo hai bước cơ bản sau đây: Thao tác làm mềm, giãn cơ nhằm giảm đau, không để vùng cơ quá căng Thao tác tác động lên cột sống giúp phần thoát vị trở về bình thường, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. 2.1. Thao tác làm mềm và giãn cơ Day ấn: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn nhẹ xuống lưng, di chuyển gốc bàn tay theo hình tròn. Thực hiện 3 lần từ đốt sống D7 đến vùng cơ mông của người bệnh. Lăn: Dùng mu bàn tay và các khớp giữa bàn tay vận động khớp cổ tay. Dùng lực này tác động nhẹ nhàng lên da bệnh nhân. Thực hiện 3 lần từ hai bên cột sống lưng D7 đến mông. Bóp: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp và kéo thịt lên từ vùng da lưng của bệnh nhân. Cố gắng giữ lực vừa phải, không kéo mạnh. Thực hiện 3 lần từ hai bên đốt sống D7 đến mông. 2.2. Thao tác tác động lên cột sống Trước khi thực hiện các động tác này, bạn cần hiểu rõ về các vị trí huyệt: Huyệt thận du: Huyệt từ gai đốt sống thắt lưng 2 (L2) đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn. Huyệt đại trường du: Huyệt từ gai đốt sống thắt lưng 4 (L4) đo ra 1,5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan. Huyệt cách du: Huyệt từ mỏm gai đốt sống lưng 6 đo ra 1,5 thốn Các kỹ thuật tác động lên cột sống bao gồm: Ấn: Dùng mô ngón tay cái ấn vào vị trí các huyệt thận du, đại trường du từ 3 – 5 phút để giải phóng áp lực lên các cơ. Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay bấm vào vị trí các huyệt giáp tích, huyệt thận du, huyệt đại trường du và huyệt cách du. Chú ý thao tác chậm, tăng dần lực đạo và giữ cho đốt 1, 2 vuông góc với nhau khi bấm. Nắn chỉnh đĩa đệm: Xác định vị trí thoát vị thông qua các phương pháp chụp phim tại bệnh viện. Dùng ngón tay ấn nắn đúng vào vị trí thoát vị theo hướng ngược lại. Nắn chỉnh trong vòng từ 3 – 5 phút, chú ý điều chỉnh lực đạo phù hợp với người bệnh. Khi nắn chỉnh, cần thực hiện từ nông vào sâu, từ nhẹ đến mạnh. 3. Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt Một số điểm cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt Bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả cũng như không tốn kém quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Thực hiện bấm huyệt theo liệu trình khoảng 30 ngày, mỗi ngày tiến hành 1 lần. Thầy thuốc cần xem xét tình trạng của bệnh nhân để điều chỉnh thời gian hợp lý. Tùy theo mức độ bệnh và ngưỡng chịu đựng đau của bệnh nhân, thầy thuốc sẽ sử dụng lực bấm huyệt thích hợp. Chỉ nên áp dụng bấm huyệt với những người bệnh ở mức độ nhẹ hoặc thoát vị đĩa đệm loại 1,2,3. Tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt với người thoát vị đĩa đệm nặng, gai xương, khó khăn trong di chuyển. Bên cạnh đó, bệnh nhân đã tái phát nhiều lần cũng không nên bấm huyệt. Người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà mà nên đến các phòng khám đông y uy tín hoặc mời thầy thuốc về bấm huyệt. Lời khuyên của chuyên gia: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt sẽ giúp vùng cơ được thư giãn, giảm đau và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nên kết hợp phương pháp này với liệu trình dùng thuốc để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi những cơn đau dai dẳng do bệnh gây ra. Đây là liệu pháp chữa trị hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng để phục hồi sức khỏe, nhanh tái hòa nhập với cuộc sống và công việc. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

6 thói quen xấu gây bệnh thoái hóa khớp cần bỏ ngay

Bệnh thoái hóa khớp không nguy hiểm chết người nhưng nó lại là thủ phạm kìm hãm hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, chính những thói quen hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ta bệnh thoái hóa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một vài thói quen xấu gây thói quen xấu gây bệnh thoái hóa khớp để bạn đọc biết và điều chỉnh lại cho đúng. 1. Sinh hoạt và lao động sai tư thế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng, đây là một trong những triệu chứng thoái hóa cột sống. Sai lầm phồ biến của nhiều người khi ngồi là tựa lưng trên ghế của mình. Như vậy tấy cả trọng lượng sẽ dồn vào dưới lưng. Áp lực này sẽ khiến cho cột sống của bạn phải làm việc quá nhiều dẫn đến xương khớp yếu, gây thoái hóa. Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh. Do đó, bạn hãy chỉnh lại tư thế sinh hoạt và làm việc của mình, duy trì tư thế đúng để giảm thiểu các cơn đau. Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. 2. Bê vác đồ nặng Nếu bạn thường xuyên mang vác vật nặng ở tư thế cúi khom, thì tải trọng tác động lên cột sống sẽ cao hơn so với khi bê vật nặng ở tư thế thẳng đứng. Giải pháp tốt nhất là ôm vật nặng ngang hông, ép vật đang mang càng sát người càng tốt và luôn giữ tư thế lưng thẳng. 3. Các chấn thương ở cột sống là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống. 4. Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, lối sống Người có thói quen dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn… khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp. Hút thuốc lá làm tăng hoạt động liên kết trong não, đồng thời khiến chứng đau lưng, thoái hóa cột sống khó hồi phục. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những người hút thuốc lá có khả năng bị thoái hóa xương khớp gấp 3 lần so với người không hút. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá nếu bạn muốn xương khớp luôn được chắc khỏe. Rượu bia khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe. 5. Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Thừa cân, béo phì do tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. Lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống là rất cao. 6. Không thường xuyên tập thể dục Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện rất nhiều về sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp, giúp cơ bắp chắc khỏe tăng cường lưu thông và mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động và bảo vệ cho sức khỏe của bạn. Để phòng tránh thoái hóa, chúng ta cần chú ý thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, hạn chế những chấn thương ở vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D… để giúp xương chắc khỏe mà không khiến cơ thể bị thừa cân. Đối với bệnh nhân đã có dấu hiệu thoái hóa, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưg Collagen type 2, Glucosamin,… để giảm đau, chống viêm và tái tạo xương khớp. Thúy An

Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thấp là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân thoái hóa khớp. Đây là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành. Lúc này, việc sử dụng thuốc tây được nhắc tới đầu tiên. Nhưng thuốc tây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại khi người bệnh sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp. 1. Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tuy tiến triển chậm, nhưng bệnh có thể nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp của bệnh: - Cảm giác đau là triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp. Bệnh nhân thấy đau nhiều hơn khi vận động hoặc thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi tại vị trí khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hoá, ít lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Tính chất đau âm ỉ và không kèm theo sưng nóng đỏ (khác với đau đo viêm khớp). Cơn đau do thoái hóa khớp thường thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, nhưng cũng có thể đau liên tục tăng dần (thoái hóa khớp thứ phát). - Hạn chế vận động: do đau hoặc do các phản ứng co cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm... Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể khó quay cổ. - Biến dạng khớp: do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch. - Triệu chứng khác: Teo cơ (do ít vận động), tràn dịch khớp (do phản ứng xung huyết và tiết dịch màng hoạt dịch). 2. Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây Hiện nay để điều trị thoái hóa khớp và giảm các cơn đau, rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone... hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen... Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm. Sử dụng các thuốc có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch. Các thuốc nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu. Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: Dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc sốc phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu…). Dùng thuốc tây có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị bệnh viêm khớp: - Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay. - Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra. - Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. - Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu. - Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay. - Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate. - Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời. Trên đây là một số tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây. Bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng. Nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn, các bác sỹ chuyên khoa xươn khớp khuyên nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ với dạ dày và gan, thận như địa liền, phòng phong,… Thúy An

Phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh thoái hóa khớp

Tuổi càng cao, các bệnh về khớp lại xuất hiện càng nhiều, thoái hóa khớp là căn bệnh điển hình của người già. Đau là biểu hiện ban đầu dễ dàng nhận biết nhất ở bệnh thoái hóa khớp, sau đó là hạn chế khi vận động. Vì thế thoái hóa khớp làm suy giảm rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên nếu bạn biết sớm được các phương pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp và phòng ngừa dưới đây, bệnh sẽ được thuyên giảm, đồng thời hiệu quả điều trị bệnh sẽ tăng cao. 1. Thoái hóa khớp và nguyên nhân gây bệnh? Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tuy tiến triển chậm, nhưng bệnh có thể nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp là: Sự lão hoá: Là nguyên nhân chính của thoái hóa khớp nguyên phát, xuất hiện muộn và thường ở người lớn tuổi (> 60 tuổi), ở nhiều vị trí, tiến triển chậm, không quá nặng. Tế bào sụn già dần, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacharid giảm và rối loạn, chất lượng sụn kém dần, tính chịu lực và đàn hồi giảm. Yếu tố cơ học: Chủ yếu gây thoái khớp thứ phát, thường gặp ở người trẻ (<40 tuổi), khu trú một vài vị trí, nặng và tiến triển nhanh. Yếu tố này thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên mặt khớp, gọi là hiện tượng quá tải, gồm: + Tăng cân quá mức do béo phì, tăng trọng tải do nghề nghiệp. + Biến dạng khớp thứ phát sau chấn thương, viêm, u... Chấn thương có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. + Dị tật bẩm sinh làm thay đổi diện tích nén của các mặt khớp. + Yếu tố khác: do di truyền (cơ địa già sớm), bệnh nội tiết (mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết), chuyển hóa (bệnh thống phong, bệnh da xạm nâu) 2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp Để việc điều trị bệnh thoái hóa khớp được hiệu quả, cần nắm chắc những nguyên tắc chung sau: - Làm giảm triệu chứng đau. - Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của các khớp. - Hạn chế sự tàn phế. - Tránh các tác dụng độc do thuốc. - Điều trị kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc: Đi thăm khám và điều trị sớm nếu bạn có cảm giác đau mỏi xương khớp do thoái hóa; chế độ ăn uống phải hợp lý; tránh dư cân, béo phì; tránh mang vác vật nặng, tránh tăng áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm; thường xuyên tập thể dục có thể giúp giữ cho các khớp linh hoạt. Sử dụng gậy và các thiết bị trợ giúp khác giúp bảo vệ các khớp và cải thiện khả năng thực hiện công việc hàng ngày. Thường xuyên tập thể dục có thể giúp giữ cho các khớp linh hoạt. Điều trị bằng thuốc: Các thuốc giảm đau và thuốc chống viêm là lựa chọn hàng đầu (tuy nhiên chúng có nhiều tác dụng phụ và cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ). Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp đã có nhiều tiến bộ đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng các chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chiết tách thành công hoạt chất KG1 từ thảo dược địa liền, được đánh giá là có tác dụng vượt trội cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Phẫu thuật: Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa cần xem xét việc điều trị ngoại khoa kết hợp: mổ nội soi để cắt xương, loại bỏ dị vật, sửa trục khớp; mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng. 3. Các cách phòng ngừa thoái hóa khớp Bệnh thoái hóa khớp ngày càng phổ biến, và độ tuổi mắc bệnh này ngày càng trẻ. Vì vậy, ngay khi còn trẻ, bạn cần có ý thức phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp. Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo: - Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì. - Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục có thể giúp giữ cho các khớp linh hoạt. Bơi hoặc thể dục nhịp điệu thường là một lựa chọn tốt bởi vì nổi trên nước làm giảm căng thẳng các khớp mang trọng lượng. - Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng, tránh những sức ép không cân đối lên khớp. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. - Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp. - Tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. - Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây, bạn đọc đã biết thêm về bệnh thoái hóa khớp cũng như biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh. Cần luôn luôn nhớ rằng, việc kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là ưu tiên hàng đầu nhằm đem lại hiệu quả tối ưu. Thúy An

THOÁI HÓA KHỚP - Không phải bệnh khó tránh tuổi già!

Theo thống kê của tổ chức WHO thì tỉ lệ tử vong cao nhất là bệnh tim, tỉ lệ tàn phế cao nhất là thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa khớp không ngừng tăng lên về số lượng, trẻ hóa về độ tuổi tạo ra những hệ lụy nặng nề cho sức khỏe bệnh nhân và gánh nặng to lớn cho gia đình, xã hội. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thoái hóa khớp để tìm ra 1 giải pháp thấu đáo cho căn bệnh này.

Những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể

Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến xảy ra ở khoảng 5.1% dân số, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế cho người bệnh. Vậy khớp nào dễ bị thoái hóa nhất?làm sao để phòng chống. Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin liên quan thông qua bài viết dưới đây. Những khớp nào dễ bị thoái hóa nhất? Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp phối hợp với nhau, giúp chúng ta vận động dễ dàng và linh hoạt. Tuy nhiên, không phải khớp nào cũng dễ bị thoái hóa. Theo thống kê, có 4 khớp dễ bị thoái hóa nhất bao gồm: Cột sống, khớp đầu gối, khớp hông, khớp bàn tay. 1. Cột sống Khớp nào dễ bị thoái hóa nhất trong các khớp ở cột sống? Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vị trí: cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Mỗi vị trí có những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm riêng. Dưới đây là một số dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ chủ yếu ở đốt sống C5, C6 và C7, ít gặp ở các đốt sống cao hơn. Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ thường có các dấu hiệu sau: Đau vùng gáy, đôi khi đau lan đến vai và cánh tay. Đau đầu xuất phát từ cổ, không thể xoay đầu hoặc uốn cong cổ, đau và cứng cổ, có thể gây tê cánh tay, bàn tay, hoặc chân, co thắt cơ bắp, mất kiểm soát bàng quang và ruột là triệu chứng ít khi xảy ra nhưng rất nghiêm trọng. Khi gặp triệu chứng này bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở bệnh nhân ngoài 30 tuổi, các gai xương có thể phát triển dọc theo chiều dài của cột sống. Dính cột sống là trường hợp nặng của thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh nhân thoái hóa thường có các dấu hiệu như sau: - Đau thắt lưng cấp tính: cơn đau thường xuất hiện đột ngột, đau ở vùng cột sống thắt lưng. Có thể kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sáng và giảm vận động. - Đau thắt lưng mạn tính: bệnh nhân thường cảm thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động,… - Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm: thường gặp ở người từ 35-45 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Cơn đau đột ngột, đau lan xuống mông và đùi sau, có thể lan tới tận ngón chân. Cơn đau tăng lên khi ho, hắt xì, hoặc khi rặn. 2. Khớp hông Khớp hông là khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ, tham gia nhiều hoạt động. Dấu hiệu phổ biến nhất của thoái hóa khớp hông thường là đau hông và giảm chuyển động. Thoái hóa khớp hông thường tiến triển chậm qua nhiều năm, vì vậy người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng và không thăm khám để chẩn đoán sớm bệnh. Triệu chứng của bệnh nhân thoái hóa khớp hông: Đau ở háng, lưng hoặc đùi, giảm phạm vi vận động: bạn cảm thấy khó khăn khi mở rộng chân về phía sau, bước đi hoặc chạy bộ., sưng hạch ở hang, cảm thấy cứng và đau khớp ở hông sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, hoặc ra khỏi ghế khi ngồi trong một thời gian dài, đau thường nặng hơn khi không vận động, nghe tiếng lục khục trong khớp khi tập thể dục, khi vận động và thức dậy vào buổi sáng. 3. Khớp đầu gối Khớp đầu gối là khớp dễ bị thoái hóa nhất, nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở người trên 45 tuổi, có thể xảy ra ngay cả ở những người trẻ tuổi. Các dấu hiệu của thoái hóa khớp gối bao gồm: Đau âm ỉ, tăng lên khi hoạt động, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi, sưng khớp đầu gối, cảm thấy nóng trong khớp, cứng đầu gối, đặc biệt là vào buổi sáng (thời gian cứng khớp dưới 30 phút) hoặc khi đang ngồi ghế đứng dậy, hạn chế vận động: bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi bước lên hoặc xuống cầu thang, bước ra khỏi ô tô, đi bộ hoặc khi rời khỏi ghế, nghe thấy tiếng lục khục ở đầu gối khi vận động. 4. Khớp bàn tay Ở bàn tay thì khớp ở đốt đầu ngón tay và khớp cuối cùng của ngón tay cái là khớp dễ thoái hóa hơn các khớp khác. Đốt đầu ngón tay cứng thành xương (do sự hình thành các gai xương), ngón tay sưng phồng lên ở các đốt, bàn tay có hình dạng giống như bàn tay ở người già. Đốt ngón cái thường sưng phù lên do xương mọc ra, đây cũng là vị trí sưng nhiều nhất trong thoái hóa khớp bàn tay. Các khớp dễ bị thoái hóa kể trên nhìn chung đều có dấu hiệu như đau khớp (tại vị trí tương ứng với khớp bị thoái hóa), sưng khớp, tiếng lục khục trong khớp khi vận động, cứng khớp về đêm và gần sáng.Vậy nên khi có những dấu hiệu như trên bạn nên đi khám bác sỹ để có chỉ định điều trị sớm, tích cực.

cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...