Thoát vị đĩa đệm - Hiểu rõ bệnh để điều trị hiệu quả

Nhiều bệnh nhân không ngờ rằng: Các động tác thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như bê nhấc xe máy, xách xô nước hoặc đột ngột xoay người lấy đồ đều gây áp lực lên cột sống, gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm - chứng bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Đĩa đệm được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa những đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm (vành), phần nằm bên trong dạng gel được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (nhân tủy). Đĩa đệm hoạt động như lò xo, hấp thụ xung động và cho phép chuyển động uốn cong cột sống, giúp bảo vệ cột sống  từ các chuyển động của công việc hàng ngày và nâng đỡ vật nặng.

Khi thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm đẩy ra ngoài.
Khi thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm đẩy ra ngoài.

Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra, một phần nhỏ nhân nhầy đĩa đệm đẩy ra ngoài qua khe vào ống tủy sống do bao xơ bị đứt rách. Tình trạng này có thể gây chèn ép một trong những dây thần kinh cột sống gây hàng loạt các triệu chứng như đau, tê yếu... Vậy các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì:

+ Do thoái hóa tự nhiên: Những người ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Lúc này, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó, nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh.

+ Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt thường xảy ra khi nhấc vật nặng không đúng cách. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp…

+ Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.

+ Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có biểu hiện đau, tê vùng gáy, vai.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có biểu hiện đau, tê vùng gáy, vai.

+ Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...

+ Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng và triệu chứng đau thần kinh liên sườn: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra bệnh nhân còn bị hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Thoát vị đĩa đệm chèn ép cũng gây đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng, thậm chí phải nằm bất động về bên đỡ đau.

Đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Ngoài đau ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào hiệu quả nhất?

Phần lớn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên được điều trị bảo tồn bằng các bài tập kết hợp với phác đồ thuốc giảm đau để giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Phẫu thuật thường là không cần thiết bởi độ rủi ro lớn và tỷ lệ đau trở lại rất cao.

Thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ.
Thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ.

* Thuốc giảm đau: Nếu cơn đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau toa, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, acetaminophen...Nhóm giảm đau NSAIDs có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, và ở liều lượng lớn acetaminophen có thể gây hại cho gan. Nếu cơn đau không cải thiện với các loại thuốc này, bác sĩ có thể kê toa chất opiat, như codeine hoặc kết hợp hydrocodone - acetaminophen trong một thời gian ngắn. Lẫn lộn, buồn nôn và táo bón là những tác dụng phụ có thể gây ra từ các loại thuốc này.

Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thuốc dãn cơ như diazepam hay thuốc đau thần kinh gabapentin...

* Điều chỉnh hoạt động: Người thoát vị đĩa đệm cần có 1 chế độ nghỉ ngơi kết hợp hoạt động vừa phải với tình trạng bệnh. Cố gắng tránh xa các động tác như uốn cong, nâng và hạ không thích hợp mà chỉ nên thực hiện các bài tập để duy trì thể lực và giảm thiểu độ cứng, tăng tính linh hoạt cho hệ thống xương khớp.

* Các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chườm lạnh, kéo, kích thích điện hay massage, châm cứu cũng giúp cải thiện tình trạng cho nhiều bệnh nhân. Do hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc tân dược, ngày nay, giới chuyên gia và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang thay thế thuốc Tây bằng thảo dược chất lượng cao như Khương Thảo Đan, bởi hiệu quả tốt, xử lý bệnh trạng từ gốc rễ và an toàn khi sử dụng lâu dài.

KHƯƠNG THẢO ĐAN GOLD – niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp.

Muốn điều trị bệnh xương khớp hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố hỗ trợ GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường hầu như chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên. Đó thực sự là trăn trở lớn với các nhà khoa học tại IAMS - viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

Vì thế, khi chiết tách thành công Hoạt chất Caryotin từ quả Đủng đỉnh  có tác dụng GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM xương khớp mạnh mẽ, PGS.TS.Lê Tiến Dũng vỡ òa vui sướng hiểu rằng: Đây sẽ chính là cứu tinh cho hàng triệu bệnh nhân. Thật may mắn, khi Caryotin đã được ứng dụng vào sản xuất viên xương khớp vai gáy Khương Thảo Đan Gold đã cho tác dụng hiệp đồng với KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền.

Khương Thảo Đan Gold - Phiên bản cải tiến mới, kế thừa toàn bộ tinh hoa của Khương Thảo Đan, cho hiệu quả mạnh gấp 3 lần. Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng tại Đại học Y Hà Nội.

Ở liều điều trị, Khương Thảo Đan GOLD an toàn trên đường tiêu hóa, không để lại tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày. Có thể khẳng định, Khương Thảo Đan Gold mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn cho người bệnh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan Gold gần nhất Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về bệnh thoát vị đĩa đệm vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 1156 (miễn cước giờ hành chính).

Cập nhật lúc: 29/10/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,

Loading...