6 triệu chứng gai cột sống và 3 cách điều trị tốt nhất
Triệu chứng gai cột sống không khó để nhận biết. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, dựa vào những triệu chứng này, bệnh nhận có thể đến bác sĩ và được chữa trị kịp thời.
Vậy, hãy tìm hiểu 6 triệu chứng nổi bật của gai cột sống lưng và các biện pháp phục hồi trong bài viết sau đây.
1. Triệu chứng gai cột sống
Gai cột sống là hiện tượng xuất hiện các gai xương ở đốt sống, các gai xương là mỏm xương hoặc phần lồi ra tại các khớp với độ dài khoảng vài milimet. Bất kì đốt sống nào cũng có thể có gai xương. Những người mắc bệnh gai cột sống thường có những triệu chứng sau:
1.1. Đau xuất hiện ở cổ, thắt lưng
Cổ và vùng thắt lưng là hai vị trí mà xương cột sống hoạt động nhiều nhất, do vậy đây cũng là nơi dễ bị bệnh gai cột sống nhất.
Khi bị gai cột sống, vùng sụn với vai trò là vùng đệm giữa các đốt sống bị suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng các đốt sống cọ sát vào nhau gây thương tổn và tạo ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
1.2. Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở cột sống liên quan
Bệnh nhân có nhiều cảm giác bất thường như mỏi lưng, đau cục bộ, sau đó là đau từng cơn, kéo dài hoặc thậm chí không cảm nhận được cảm giác ở cột sống liên quan.
Khi chạm tay vào cột sống, ấn nhẹ bên ngoài cảm nhận được sự xuất hiện của các gai cột sống xung quanh đốt sống. Trường hợp nặng, người bệnh không có cảm giác gì.
1.3. Đau tê ở cổ lan qua 2 tay, đau lưng, đau dọc xuống 2 chân
Nếu là gai cột sống lưng thì người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt tập trung ở giữa thắt lưng, sau đó lan xuống hông và dọc hai chân. Nếu bị gai cột sống cổ, người bệnh sẽ bị đau tập trung ở vùng cổ, kéo lên đỉnh đầu và lan qua 2 tay. Bệnh nhân thậm chí còn có thể xuất hiện đau buốt nửa đầu kèm các cảm giác chóng mặt và buồn nôn.
Các cơn đau kéo dài và ở tình trạng bệnh nặng có thể còn lan xuống khu vực vai và làm tê các cánh tay.
1.4. Đau tăng khi vận động đi lại
Đi lại là một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với bệnh nhân bị mắc bệnh gai cột sống.
Người bệnh vận động nhiều, đi lại, cúi người hoặc thay đổi tư thế từ đứng sang ngồi, từ ngồi sang đứng sẽ đi kèm với những cơn đau buốt lan rộng, thậm chí khiến người bệnh sững lại, đổ ngã.
Các cơn đau kéo dài và lâu khỏi.
1.5. Cơ bắp yếu đi
Một triệu chứng gai cột sống nữa là hiện tượng tê tay chân, cơ bắp và các chi yếu dần đi, khó khăn hơn trong việc cầm nắm. Nguyên nhân là do gai xương mọc ra chèn ép lên các dây thần kinh.
1.6. Mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện
Khi bệnh gai cột sống trở nặng thì có thể xuất hiện tình trạng người bệnh không thể đi lại và bị mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện.
Lời khuyên của chuyên gia:
PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: khi gặp phải dấu hiệu đau gai đôi cột sống, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm đau tạm thời và đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị sớm.
2. Chữa trị gai cột sống thế nào?
2.1. Các bài thuốc nam chữa gai cột sống
Các bài thuốc nam giúp người bệnh phục hồi an toàn và hiệu quả lâu dài.
- Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ: Lấy hạt đu đủ chín tới, vò nhẹ sao cho lớp màng bọc mỏng bên ngoài vỏ hạt vỡ ra, thấm khô phần hạt và giã nát. Sau khi giã nhỏ thì bọc vào lớp vải và chườm lên vị trí gai bị đau nhức. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong vài tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa gai cột sống bằng lá lốt: với nguyên liệu từ lá lốt bạn có thể áp dụng cách sắc nước uống hàng ngày hoặc dùng làm thuốc đắp. Với cách uống bạn có thể lấy lá lốt tươi rửa sạch đem sắc cùng 3 bát nước cho đến khi chỉ còn một bát nước thì đổ ra để nguội và uống.
Với dạng đắp thuốc, bệnh nhân chuẩn bị lá lốt đem rửa sạch rồi giã nát cùng một chút muối biển dạng hạt, cho vào vải sạch và đắp lên vùng bị đau, kiên trì sử dụng liên tục 7 - 10 ngày sẽ thấy các cơn đau thuyên giảm hẳn.
2.2. Chữa gai cột sống bằng phương pháp điều trị nắn chỉnh Chiropractic
Điều trị nắn chỉnh Chiropractic là phương pháp sử dụng tay để nắn chỉnh cột sống bệnh nhân. Phương pháp này được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa cột sống và hệ thần kinh cột sống.
Bác sĩ trên cơ sở phân tích tình trạng bệnh của mỗi người để lên phác đồ điều trị nắn chỉnh cột sống, có kết hợp một số biện pháp bổ sung: vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và bài tập thể dục.
Ưu điểm của việc chữa bằng Chiropractic là tính an toàn, hiệu quả và không gây quá nhiều đau đớn so với các cách chữa trị thông thường.
Theo PGS. TS Lê Minh Hà: gai cột sống gây nên những tổn thương thần kinh nguy hiểm. Các tổn thương này có thể dẫn đến rối loạn chức năng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Bởi thế, nếu có một trong các triệu chứng kể trên, bệnh nhân nên đi chụp X-quang hoặc MRI để được chẩn đoán chính xác.
Trên đây là các biểu hiện gai cột sống mà bệnh nhân nên nắm rõ. Để tránh tình trạng bệnh trở nặng, khó chữa, bệnh nhân nên đi khám ngay khi có dấu hiệu ban đầu và chữa trị kịp thời.
*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Các bài viết liên quan đến gai cột sống:
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,