Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mỏi tay lâu ngày là biểu hiện của nhiều bệnh lý trong cơ thế như các bệnh liên quan đến xương khớp, đường tiêu hóa, thần kinh - tim mạch… Vậy triệu chứng này có nguy hiểm không? Đâu là phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng mỏi tay trong bài viết dưới đây.
💠 Mỏi tay cảnh báo bệnh gì?
🔹 Bệnh liên quan đến xương khớp
Mỏi tay lâu ngày là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến xương khớp, ví dụ:
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng nứt vỡ, bào mòn sụn, làm lộ xương dưới sụn, gây xơ cứng. Bệnh lý có thể xảy ra do tuổi tác, chấn thương, bất thường khớp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa…
Khi thoái hóa khớp xuất hiện ở khuỷu tay, bàn tay, ngón tay… người bệnh thường cảm thấy đau nhức âm ỉ, tê bì, mỏi, nặng cánh tay, gặp khó khăn trong quá trình vận động như cầm, nắm…
2. Thoát vị đĩa đệm cổ
Khi lớp vỏ bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra, có nguy cơ chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống. Từ đó, người bệnh bị đau nhức, tê ngứa phần cổ hoặc toàn thân, mỏi tay, suy giảm sức lực các chi, cản trở vận động…
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do áp lực mạnh tác động vào cột sống cổ như chấn thương, mang vác nặng thường xuyên…
3. Gai cột sống cổ
Gai cột sống cổ xuất hiện do sự lắng đọng vượt mức hoặc không đồng đều của canxi trong quá trình tái hình thành các tế bào xương bị thiếu hụt. Nếu gai xương phát triển quá to và chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh phải chịu những cơn đau nhức triền miên, tê bì, mỏi tay, hạn chế vận động vùng cổ vai, cánh tay…
4. Viêm quanh khớp vai
Viêm khớp quanh vai xảy ra khi có tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai, bao gồm: dây chằng, gân, cơ, bao hoạt dịch… Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các chấn thương, có tiền sử phẫu thuật, khi thời tiết chuyển lạnh… dẫn đến tình trạng thoái hóa gân, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay…
Triệu chứng phổ biến là đau nhức, mỏi nặng, tê bì quanh vai và dọc cánh tay, cứng cơ, có thể xuất hiện vết bầm tím ở phần trước trên cánh tay…
🔹 Bệnh đường tiêu hóa
Một số bệnh đường tiêu hóa như: bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi tay. Các bệnh lý này cản trở quá trình hấp thu canxi vào xương hoặc tăng khả năng đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Từ đó, chất lượng xương suy giảm dẫn đến hiện tượng loãng xương gây đau nhức, tê bì, mỏi tay chân.
🔹 Bệnh về thần kinh - tim mạch
Khi mắc bệnh thần kinh - tim mạch như: thiếu máu não, xơ vữa động mạch, suy tĩnh mạch, viêm đa rễ dây thần kinh…, mạch máu thường bị chèn ép. Lúc này, lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm dẫn đến đau nhức cơ thể, tê bì, mỏi tay chân.
Ngoài ra, người bệnh cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
🔹 Bệnh rối loạn chuyển hóa
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… cũng là nguyên nhân gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu. Từ đó, lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị suy giảm dẫn đến tình trạng đau nhức cơ thể, mỏi tay chân.
Không những thế, béo phì cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép gây áp lực lớn lên sụn khớp, đẩy mạnh quá trình thoái hóa kèm theo triệu chứng đau nhức kéo dài, tê bì, mỏi nặng chân tay.
💠 Hiện tượng mỏi tay có nguy hiểm không?
Như ta đã thấy ở trên, hiện tượng mỏi tay lâu ngày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chấn thương hoặc liên quan đến các bệnh lý xương khớp cũng như các rối loạn khác trong cơ thể. Nhưng dù là nguyên nhân nào, nếu không được chẩn đoán và khắc phục kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Đẩy mạnh quá trình thoái hóa khớp ở khuỷu tay, khớp bàn tay, ngón tay… gây đau nhức triền miên, cản trở khả năng vận động.
- Hỏng khớp, teo cơ, mất cảm giác thậm chí là liệt hai tay.
Bên cạnh đó, tình trạng mỏi tay kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Người bệnh gặp khó khăn khi làm việc, học tập, tham gia các mối quan hệ xã hội… Đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, tạo cảm giác lo lắng, mệt mỏi, mất tập trung, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.
Vì vậy, mỏi tay lâu ngày do bệnh lý là tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để nhận được tư vấn từ chuyên gia:
- Mỏi tay đi kèm với triệu chứng đau nhức dữ dội kéo dài liên tục hơn 2 tuần và không có dấu hiệu suy giảm.
- Xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm bao gồm: sưng, nóng, đỏ ở các khớp xương xung quanh như: khớp vai, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, ở cột sống cổ hoặc vùng lưng trên…
- Mất cảm giác ở cánh tay, gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày như cầm, nắm…
💠 Phương pháp khắc phục tình trạng mỏi tay
🔹 Tự chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng mỏi tay không kèm theo triệu chứng khác, hoặc kèm theo những cơn đau nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp dưới đây:
1. Nghỉ ngơi
Đối với tình trạng mỏi tay, đau nhức xuất hiện sau khi mới chấn thương, người bệnh nên hạn chế cử động khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Điều này giúp cơ thể có thời gian sửa chữa, tái tạo, phục hồi những tổn thương.
2. Chườm nóng
Người bệnh sử dụng túi nhiệt hoặc khăn ấm massage cánh tay bị tê mỏi đau nhức. Tác dụng chính là kích thích tuần hoàn máu và tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng dọc cánh tay.
3. Luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, giảm đau nhức, tê mỏi cánh tay, cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, đây còn là phương pháp hạn chế quá trình lão hóa trong cơ thể, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt…
Một số hình thức luyện tập có thể thực hiện tại nhà cho người thường xuyên bị mỏi tay:
☛ Đi bộ: Đi bộ 30 - 40 phút/ngày tùy theo khả năng của bản thân giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình cung cấp chất dinh dưỡng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đi bộ kèm theo động tác đánh tay nhẹ nhàng sẽ cải thiện dần tình trạng co cứng cơ bắp, kích thích tiết dịch khớp, nuôi dưỡng và bôi trơn các đầu xương, khắc phục triệu chứng mỏi tay.
☛ Bơi lội: Bơi lội là hình thức luyện tập tăng cường sức khỏe đến mọi bộ phận trên cơ thể. Không những thế, bơi lội còn ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp, làm chậm diễn biến của các bệnh như thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…
☛ Yoga: Yoga là bộ môn rèn luyện thể chất và cải thiện tâm trí vô cùng hiệu quả. Tập yoga thường xuyên giúp tăng sức bền và độ dẻo dai của cơ xương khớp, điều hòa nhịp thở và có khả năng đẩy lùi sự phát triển của bệnh tật.
Một số động tác yoga phù hợp cho người bị mỏi tay lâu ngày:
- Tư thế em bé: Động tác giúp cải thiện cột sống, kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh lý gây nên triệu chứng mỏi tay.
- Tư thế mặt bò: Bài tập tác động trực tiếp vùng vai, cánh tay, căn chỉnh cột sống, kéo căng hệ thống xương khớp trên toàn cơ thể. Điều này không chỉ giúp giảm đau nhức, sưng tấy, mỏi nặng cánh tay mà còn cải thiện khả năng hoạt động.
- Tư thế con bò – con mèo: Tư thế tăng cường sức mạnh của hai tay, vai và độ dẻo dai của cột sống, giải tỏa nhanh chóng tình trạng mỏi tay kèm theo triệu chứng đau nhức, tê bì.
4. Bài thuốc từ thiên nhiên
Sử dụng bài thuốc từ thiên nhiên là phương pháp bắt nguồn từ kinh nghiệm của cha ông, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì mỏi nặng chân tay. Tuy nhiên, các bài thuốc thường có tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.
Người bị mỏi tay lâu ngày có thể tham khảo bài thuốc từ lá ngải cứu dưới đây. Nhờ thành phần chứa nhiều tinh dầu, flavonoid, polyphenol…, ngải cứu giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu khiến xương khớp lão hóa, đặc biệt là gốc tự do. Từ đó, tình trạng mỏi tay, đau nhức, tê bì dần được xoa dịu.
Nguyên liệu: 300g ngải cứu.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 2: Cho thảo dược vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi trong 5 phút.
- Bước 3: Chắt nước ra bát, chia thành nhiều phần và uống trực tiếp.
Người bệnh nên duy trì thực hiện hàng ngày đến khi khỏi hẳn.
🔹 Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp khắc phục triệu chứng mỏi tay, đau nhức, tê bì nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, người bệnh có thể mắc các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Do đó, người bị mỏi tay lâu ngày phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Mỗi bệnh lý cần điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số thuốc thường dùng cho người bị mỏi tay khi mắc các bệnh liên quan đến xương khớp:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Indomethacin…
- Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Orphenadrine, Cyclobenzaprine…
- Vitamin B.
🔹 Sử dụng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y giúp khắc phục tình trạng mỏi tay, bổ gân kiện cốt hiệu quả, tương đối an toàn, không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như khi dùng thuốc Tây y. Do đó, phương pháp này có thể sử dụng trong thời gian dài để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Tuy nhiên, thuốc Đông y có hiệu quả chậm, bước chuẩn bị và thực hiện khá phức tạp, tốn nhiều thời gian.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang chữa tê mỏi chân tay và các bệnh lý xương khớp được nhiều thầy thuốc khuyên dùng:
Nguyên liệu:
- Độc hoạt: 8g
- Phòng phong: 8g
- Ngưu tất: 8g
- Tế tân: 4g
- Nhân sâm: 4g
- Nhục quế: 4g
- Cam thảo: 4g
- Xuyên khung: 6g
- Tang ký sinh: 12g
- Tần giao: 12g
- Đương quy 12g
- Bạch thược: 12g
- Sinh địa: 12g
- Đỗ trọng: 12g
- Phục linh: 12g
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
- Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày.
Người bị mỏi tay, đau nhức, tê bì các chi cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
🔹 Vật lý trị liệu
Một số hình thức vật lý trị liệu cho người bị mỏi tay lâu ngày:
☛ Xoa bóp bấm huyệt: Đây là liệu pháp sử dụng lực tác động từ bàn tay lên các huyệt đạo trên đường kinh lạc, giúp giải tỏa khí huyết, cân bằng âm dương, hạn chế triệu chứng đau nhức, tê bì, mỏi nặng cánh tay.
☛ Châm cứu: Liệu pháp Đông y này có khả năng kích thích sản sinh Endorphin nội sinh trong cơ thể, giảm đau nhức, tê mỏi tay và những cơ quan khác, khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái.
☛ Điện trị liệu: Chuyên gia sử dụng xung điện có tần số thấp hoặc trung bình để ức chế dây thần kinh cảm giác, khắc phục đau nhức kèm theo triệu chứng mỏi tay. Bên cạnh đó, xung điện còn giúp thư giãn cơ, cải thiện phạm vi hoạt động.
☛ Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm (tần số từ 1MHz – 3MHz) kích thích trực tiếp các thụ thể thần kinh, giảm co cứng cơ bắp, xoa dịu tình trạng mỏi tay cùng một số triệu chứng khác như đau nhức, tê bì. Ngoài ra, phương pháp này giúp sụn khớp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tái tạo tổn thương.
💠 Khương Thảo Đan - Giải pháp khắc phục tình trạng mỏi tay hiệu quả
Người bị mỏi tay lâu ngày do các bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan, là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả.
Khương Thảo Đan có nhiều nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể tới là:
☛ Nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên kế thừa bài thuốc xương khớp cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong… giúp xoa dịu đau nhức, tê mỏi, cường gân kiện cốt.
☛ Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm. Đặc biệt, KGA1 được chứng minh là hiệu quả vượt trội hơn hẳn các loại thuốc Tây y điều trị bệnh lý xương khớp được dùng phổ biến hiện nay như: Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan…
☛ Collagen type II không biến tính có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp tổn nhanh chóng.
Từ đó, sản phẩm phù hợp cho người mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp như:
- Người bị mỏi tay, đau vai gáy, đau thần kinh tọa…
- Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Đặc biệt, sản phẩm cam kết không chứa các thành phần giảm đau tân dược, nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Xem thêm 👉:Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,