Thoái hóa khớp

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: "Tất tần tật" những điều cần biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hiện tượng phần nhân nhầy trong một đĩa đốt sống cổ bị thoát ra ngoài đĩa và đè lên dây thần kinh gây các cơn đau. Qua đây thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này để có phương pháp phòng và trị hiệu quả nhé. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nhiều cơn đau nhức cho người bệnh 1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Thoái hóa sinh học do tuổi tác ngày càng cao được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi con người càng có tuổi thì quá trình thoái hóa sẽ khiến các bó sợi collagen trong bao xơ bị đứt gãy. Bó sợi của vòng xơ bị đứt gãy chính là nguyên nhân làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài để gây nên thoát vị. Thoái hóa do mắc các bệnh lý như xương khớp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, dị dạng cột sống, bệnh béo phì, nhiễm trùng… Các chấn thương ở vùng cổ, vai gáy gặp phải trong lao động sinh hoạt. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể là do yếu tố di truyền. Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm 2. Đối tượng nào dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ? Nhóm người nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi các chức năng của sụn khớp bị bào mòn dần và đặc biệt là những phần nước và đàn hồi của nhân tủy cũng giảm dần. Những người hay hút thuốc, có chế độ dinh dưỡng kém cũng làm hệ xương khớp yếu đi và thoái hóa sớm hơn. Người ít tập thể dục, thường xuyên có các tư thế sinh hoạt, lao động sai tư thế. 3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Dấu hiệu đau của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và tổn thương ở ngoại biên): có cảm giác đau, tê ở cổ gáy rồi lan xuống vai và tay khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. Cơn đau cũng xuất hiện cả ở thành ngực hoặc ở cột sống giữa 2 bả vai. Xuất hiện hiện tượng tê, chủ yếu ở bàn tay, các ngón và cẳng tay… Tê tăng khi bệnh nhân phải làm việc hoặc lái xe nhiều. Khi bệnh nặng có thể không cầm nắm chắc được các vật dụng thông thường như bút, đũa, khó khăn khi cài khuy áo. Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương): Triệu chứng rõ nhất là tê và liệt xuất hiện nhiều. Cơn tê thường bắt đầu từ thân mình, nhất là ở bụng trước rồi lan ra tay và chân. Chân người bệnh thường bị yếu đi, cơ bị rung lên khi gắng sức. Ở giai đoạn nặng thì bệnh nhân sẽ đi lại khó khăn, khó làm việc với tay, dễ bị táo bón, khó thở và thiếu hơi… Ngoài ra thì người bệnh còn bị mệt khi leo cầu thang, mỏi khi đạp xe, dễ vấp ngã. 4. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Thiếu máu nuôi dưỡng não: các rễ thần kinh lẫn mạch máu cổ của bệnh nhân sẽ bị chèn ép, lượng máu bị giảm. Lúc này thì tình trạng thiếu máu cục bộ sẽ diễn ra, khiến người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt. Liệt tay chân, liệt nửa người: rễ thần kinh số 2 và số 3 bị chèn ép khiến người bệnh bị mất khả năng vận động, trở nên rối loạn và tệ hơn là liệt nửa người. Hội chứng giao cảm cổ sau: nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh tủy sống gây ra hội chứng giao cảm cổ sau, khiến người bệnh bị mất thăng bằng, rối loạn nghe nói, đau đầu, chóng mặt. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây ra đau đầu chóng mặt 5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Phẫu thuật: đây là phương thức dành cho các trường hợp nặng, các phương pháp khác không mang đến hiệu quả. Laser: đây là phương thức điều trị không cần phẫu thuật, phù hợp với đĩa đệm thoát vị ở mức độ trung bình. Dùng thuốc: tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm hay thuốc ức chế để giảm đau, hỗ trợ điều trị. Chúng ta vừa được tìm hiểu một số thông tin về bệnh thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ. Nếu như bạn nhận thấy bản thân gặp phải các dấu hiệu như đã mô tả thì hãy mau chóng tìm đến bác sĩ để được điều trị mau chóng nhé. Các bài viết liên quan đến thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ: Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không

Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để cải thiện sức khỏe và sinh lý?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì cũng như kiêng ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục. Hình ảnh minh họa thoát vị đĩa đệm 1. Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tích cực bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây: 1.1 Thực phẩm giàu canxi Nhóm thực phẩm giàu canxi bao gồm rau màu xanh đậm, các loại đậu hạt hay các chế phẩm từ sữa… đều có tác dụng giúp xương khớp dẻo dai và khỏe hơn. Canxi cũng giúp các cơ và tế bào thần kinh đạt được sự ổn định. 1.2 Thực phẩm giàu vitamin D Rất tốt cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, bồi dưỡng cho xương khớp. Các thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao là cá các loại, dầu gan cá tuyết, nấm, trứng, phô mai… 1.3 Thực phẩm chứa magie và vitamin K Giúp cho kết cấu xương được chắc khỏe hơn. Các loại thực phẩm giàu các chất này chính là rau xanh, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc,… 1.4 Thực phẩm bổ sung acid béo omega 3 Loại acid béo này có tác dụng chống viêm và giảm đau vùng cột sống rất hiệu quả. Ta có thể tìm acid béo omega 3 trong cá ngừ, cá hồi, các loại hạt… 1.5 Thực phẩm Glucosamine và Chondroitin Hai hoạt chất này đóng vai trò lớn trong quá trình thúc đẩy tái tạo lại sụn khớp. Thực phẩm chứa nhiều Glucosamine và Chondroitin chính là sụn sườn của động vật, các loại nước hầm xương ống… Nhóm thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe 2. Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Hạn chế chất kích thích, các loại thực phẩm có gia vị cay nóng như bia rượu, thuốc lá, lẩu thái, đồ xào cay,… Nhóm thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như hamburger, gà rán, khoai tây chiên, bánh snack,… cũng cần hạn chế. Các loại bánh mì trắng, mì ống, pasta… Thực phẩm có thành phần là dầu ăn thực vật đã bị hydro hóa. Đồ ăn nhiều đường như các loại chè, bánh kẹo ngọt Kiêng đồ cay nóng khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm 3. Một số món ăn gợi ý tốt cho người thoát vị đĩa đệm 3.1 Tôm đồng xào lá hẹ Tôm có chứa nhiều canxi và kẽm giúp xương luôn khỏe mạnh. Món ăn này giúp tăng cường testosterone, giúp cho phái mạnh tìm lại được sự bền bỉ vốn có. Nguyên liệu: 300g tôm đồng, 200 hẹ, tỏi, gừng, muối, rượu ăn… Cách làm: cắt hẹ thành từng khúc khoảng 3cm, chuẩn bị gia vị đầy đủ. Phi thơm hành tỏi rồi cho tôm vào xào sơ, trút tôm ra đĩa nhỏ. Tiếp tục cho hẹ vào xào, hẹ gần chín thì đổ tôm vào, nêm thêm ít rượu và gia vị vừa ăn. 3.2 Cá hồi cuộn rau Món cá hồi cuộn rau là món ăn bổ sung nhiều acid béo omega – 3, giúp kháng viêm và hồi phục bao xơ đĩa đệm. Nguyên liệu: 1 đĩa cá hồi cắt nhỏ tẩm gia vị, rau sống. Cách làm: cuộn cá vào rau rồi đem vào lò vi sóng trong 15 phút. Rắc thêm vừng lên trên và có thể thưởng thức ngay Món cá hồi cuộn rau chứa nhiều Omega - 3 tốt cho đĩa đệm 33 Thịt heo hầm sung Trong quả sung có chứa nhiều vitamin, fractoza cũng như các khoáng chất giảm đau và kháng viêm. Kết hợp với thịt heo thì ta sẽ có món ăn chữa bệnh xương khớp, đồng thời có lợi cho chuyện chăn gối. Nguyên liệu: 100 thịt nạc không mỡ, 500g quả sung tươi, gia vị các loại Cách làm: cắt thịt thành miếng vừa ăn rồi đem ướp với gia vị, đồng thời thái quả sung ra làm đôi. Sau đó đem thịt xào cho săn lại rồi đổ nước vào và đun cho tới khi mềm. Cho sung vào nấu chín, nêm nếm vừa ăn. 4. Bị thoát vị đĩa đệm nên làm gì để bệnh mau khỏi? 4.1 Duy trình sinh hoạt đúng tư thế Bệnh nhân cần chú ý giữ các tư thế chuẩn khi đi lại, ngồi làm việc. Tránh ngồi quá lâu, tránh khuân vác nặng, chạy nhảy, cử động mạnh ở thắt lưng… 4.2 Áp dụng vật lý trị liệu Các liệu pháp vật lý trị liệu có thể hạn chế ảnh hưởng của bệnh ở mức tối đa và hỗ trợ phục hồi tốt nhất. Ngoài ra thì đây còn là biện pháp an toàn, không tác dụng phụ. 4.3 Tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ Cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình mà bác sĩ đề ra để bệnh mau thuyên chuyển. Tuyệt đối không tự ý điều trị cũng như uống thuốc tùy tiện. Vừa rồi là một số thông tin để giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Hy vọng rằng những thông tin dinh dưỡng cũng như một số món ăn được gợi ý trong bài viết cũng sẽ phần nào giúp ích để bạn chống chọi lại căn bệnh phiền toái này. Các bài viết liên quan thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm nên tập gì Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không Thoát vị đĩa đệm có chữa được không Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì Thoát vị đĩa đệm là gì Thoát vị đĩa đệm thắt lưng Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đừng "nhầm tưởng" chứng đau lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng chúng lại thường xuyên bị nhầm tưởng với những cơn đau lưng thông thường. Hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về loại bệnh này nhé! 1. Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của phần đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra bên ngoài vị trí vòng sợi thông thường giữa các đốt sống. Những nhân nhầy này khi thoát ra ngoài thường chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống gây ra các cơn đau cho người bệnh. Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên khu vực cột sống thắt lưng và cột sống cổ là là thường gặp hơn cả. Mô tả về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm 2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm 2.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng Xuất hiện những cơn đau thắt lưng. Đau tăng khi nằm nghiêng, ho hoặc xoay vặn, cúi người. Lâu ngày các cơn đau sẽ lan theo hình vòng cung ra trước ngực, dọc theo liên sườn. Thậm chí khi nặng có thể đau tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân. 2.2 Thoát vị đĩa đệm vùng cổ Xuất hiện các cơn đau nhức và căng cứng khu vực vai, gáy, lan dần ra tay và cổ  tay làm giảm lực của tay. Người bệnh bị hạn chế trong các hoạt động như cúi xuống ngửa lên, không quay ngang cổ được. Khi bệnh chuyển nặng còn có hiện tượng đau đầu, choáng váng. Những cơn đau lưng là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm 3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm Do sự thoái hóa của cột sống dưới tác động của thời gian và tuổi tác. Do thói quen sinh hoạt sai tư thế hoặc những hoạt động mang vác đồ vật nặng lâu dài. Do các chấn thương, tai nạn cột sống Do thừa cân, béo phì khiến các đốt sống phải chịu gánh nặng lớn trong thời gian dài. Do bệnh lý bẩm sinh như: hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy... Có thể là do di truyền từ bố mẹ, ông bà. Mang vác đồ vật nặng sai tư thể có thể gây thoát vị đĩa đệm 4. Đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm Những người có độ tuổi từ 30 - 50 dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn người trẻ do sự thoái hóa làm đĩa đệm không còn mềm mại dẻo dai như trước. Phụ nữ mang thai hoặc những người đang gặp phải tình trạng tăng cân không kiểm soát. Những người có hệ cơ yếu hơn người bình thường. Những người có cha/mẹ hoặc anh/chị/em trong gia đình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Những người làm việc văn phòng cố định một chỗ không di chuyển nhiều hoặc những công việc phải mang vác nặng nề thường xuyên. 5. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm Khi bệnh trở nặng có thể gây ra mất cảm giác ở chân tay. rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Trường hợp nặng có thể gây tàn phế suốt đời do sự chèn ép của nhân nhầy lên tủy cổ. Teo cơ do máu không thể được lưu thông đến các cơ, dẫn đến thiếu dinh dưỡng và người bệnh dần dần mất đi khả năng vận động, di chuyển. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi khiến người bệnh không thể di chuyển và vận động một cách liên tục. Mà mỗi khi đi được một đoạn lại phải dừng lại nghỉ ngơi. Hình ảnh minh họa thoát vị đĩa đệm 6. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để xương khớp chắc khỏe và kiểm soát cân nặng một cách hợp lý. Duy trì những tư thế đúng khi làm việc và học tập, thường xuyên thư giãn và đi lại để cơ thể được thoải mái, tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Hạn chế mang vác những đồ vật nặng quá sức. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học với thực đơn giàu chất xơ, vitamin, canxi, omega 3… nhằm nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các loại bệnh về xương khớp. Bệnh thoát vị đĩa đệm được đánh giá là nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu đã nêu trong bài viết, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành chẩn đoán và điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Thoái hóa đốt sống lưng là chứng bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 1. Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không? Hình ảnh minh họa đi bộ Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bệnh. Câu trả lời là Có. Thể dục và rèn luyện sức khỏe đều đặn là phương pháp tốt nhất giúp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống như đốt sống cổ, đốt sống lưng… Đi bộ mang lại nhiều lợi ích như: Tăng lượng máu và oxi tuần hoàn phần chỏm, sụn và khe xương, làm cho hệ thống cơ của chúng ta chắc hơn. Giảm tình trạng phù nề, sưng tấy, viêm đỏ và cảm giác đau đớn kéo dài khi ở giai đoạn bệnh mãn tính. Giúp các khớp của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, cứng cáp hơn và ít bị tổn thương khi gặp tác động mạnh. Có tác dụng nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực cho người bệnh Hơn nữa, đây còn là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều thể lực. Có thể thực hiện ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau nên rất thuận lợi và phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là những người bị thoái hóa đốt sống lưng. 2. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộ Hình ảnh minh họa giày đi bộ Mặc dù đi bộ rất dễ thực hiện, nhưng để cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống lưng và không gây tác động xấu, bạn nên chú ý chuẩn bị trước những lời khuyên sau từ chuyên gia: Giày đi bộ: Nên chọn cho mình một đôi giày chuyên dụng, có kích thước vừa với bàn chân, độ ma sát tốt, thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi. Tránh sử dụng giày quá rộng, không vừa chân vì dễ tuột hoặc quá cứng gây cảm giác khó chịu khi di chuyển. Quần áo thích hợp: Mặc quần áo thể thao hoặc trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi. Không nên sử dụng các bộ quần áo ôm sát cơ thể bởi chúng sẽ gây gò bó các cơ, khiến chuyển động khó khăn hơn, giảm tính hiệu quả cũng như làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Ăn nhẹ và uống nước trước khi đi bộ: bạn nên bổ sung một vài đồ ăn nhẹ nhiều protein, carbohydrate và lượng nước vừa đủ. Chuối, sữa chua ít béo cũng có thể là gợi ý tốt để chúng ta có đủ năng lượng hoạt động khi đi bộ. Đặc biệt, chúng ta không đi bộ sau khi ăn no. Địa điểm đi bộ thoáng mát, trong lành: Đi bộ tại các công viên và những nơi có không gian rộng, nhiều cây xanh, không khí trong lành sẽ giúp chúng ta hít thở tốt, tinh thần trở nên phấn chấn, hoạt động thể dục có hiệu quả. Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên chọn cách di chuyển nhẹ nhàng, ban đầu đi đoạn đường ngắn, sau tăng dần khoảng cách phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mình. 3. Các kỹ thuật đi bộ cho người thoái hóa đốt sống lưng Khởi động kỹ: việc khởi động kỹ sẽ giúp cơ thể tránh gặp phải các tổn thương ở một số bộ phận khớp như chuột rút, bong gân… Duy trì 30 phút mỗi lần: đối với người bị thoái hóa đốt sống lưng, việc đi bộ chỉ nên duy trì trong khoảng thời gian 30 phút mỗi lần. Không nên kéo dài quá lâu hoặc kết thúc quá sớm vì như vậy vừa không tạo ra hiệu quả, vừa khiến cơ thể mệt mỏi, hệ thống xương bị áp lực. Đi bộ nhanh: Người bệnh không cần di chuyển nhanh ngay từ những ngày đầu luyện tập. Nhưng tốc độ di chuyển khi đi bộ cần được cải thiện và tăng lên sau mỗi lần để tăng hiệu quả. Hãy tập luyện với quãng đường đầu tiên chừng 2km cho người bắt đầu. Sau đó tăng dần khoảng cách đến giới hạn và sức chịu đựng của cơ thể, tránh vận động quá sức trong thời gian dài. Giữ tư thế chính xác: Khi đi bộ, chúng ta luôn giữ cơ thể ở tư thế đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng, hai tay đánh nhịp theo bước chân. Di chuyển một cách nhẹ nhàng với các sải chân ngắn, nhịp thở phải đều, hít sâu và thở ra một cách nhẹ nhàng. *Lưu ý khi đi bộ Trong khi đi bộ, ban đầu người bị thoái hóa đốt sống lưng thường có cảm giác đau nhức muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng đó chỉ là dấu hiệu cơ thể tập làm quen với một cảm giác vận động nên không quá lo ngại. Hãy kiên trì bằng những quãng đường ngắn, sau đó tăng dần lên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không. Và để việc tập luyện có hiệu quả, chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp cùng thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Bạn đang lo lắng mình có bị thoái hóa khớp gối hay không. Làm sao để nhận biết bệnh tình khi không cần tìm gặp bác sĩ. Đừng lo! Vì bài viết sau đây sẽ liệt kê ra 5 dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất kèm phương pháp và địa chỉ điều trị thoái hóa khớp gối uy tín hiện nay cho bạn. 1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối Việc phát hiện bệnh sớm giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Và căn bệnh thoái hóa khớp cũng không ngoại lệ. Những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là: 1.1. Đau khớp Giai đoạn đầu khi mới khởi phát thì khớp gối chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ làm bệnh nhân sẽ không để ý nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian khoảng 2 - 3 tuần thì cảm giác đau tăng dần lên. Các cơn đau xuất hiện đối xứng ở cả hai khớp gối, thường đau nhiều về buổi chiều, và ít đau hơn về đêm và sáng sớm. Khớp gối có hiện tượng đau nhức trong thời gian bệnh phát triển 1.2. Khớp gối kêu Các khớp gối khi bị thoái hóa thường phát ra các tiếng lục cục, lạo xạo trong lúc bệnh nhân thực hiện hành động gấp duỗi gối. Việc khớp gối phát ra những âm thanh kỳ lạ đó bắt nguồn từ khớp gối bị mất dần dịch khớp, dẫn đến tình trạng không có đủ dịch khớp để bôi trơn ổ khớp. 1.3. Cứng khớp Cứng khớp là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối Vào mỗi buổi sáng khi thức giấc thì khớp gối của bạn bị cứng khớp, kéo dài trong 30 phút hoặc ít hơn. Nếu tình trạng này xảy ra thì người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ khớp gối thì tình trạng này có thể cải thiện. 1.4. Hạn chế chức năng vận động Khi bệnh trở nặng thì kéo theo khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang... Trường hợp này nếu bạn đi khám bệnh thì sẽ có bước chụp X- quang, lúc đó bạn sẽ thấy rõ được các khe khớp bị hẹp lại. Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ Hạn chế vận động là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối 1.5 Biến dạng khớp Đây được xem là dấu hiệu thoái hóa khớp gối phát hiện muộn khi bệnh đã nặng. Bởi khi khớp gối bị biến dạng, teo cơ thì đồng nghĩa với sụn đã bị tổn thương trầm trọng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng. 2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối Nhằm giúp người bệnh có hướng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, những phương pháp điều trị sau đây sẽ được liệt kê một cách rõ ràng để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chúng. 2.1. Vật lý trị liệu Phương pháp áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp ích trong việc giảm đau, tăng sức mạnh của cơ… Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập cơ bản tại nhà sau: Bước 1: bgười bệnh chuẩn bị tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, hai chân phải giữ thẳng. Bước 2: bắt đầu co chân và đùi vào bụng, rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ như thế, động tác này từ được lặp đi lặp lại tầm 15-20 lần. Và bạn cần kiên trì tập khoảng 30 phút mỗi ngày để đem đến hiệu quả cao. Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu 2.2. Các bài thuốc dân gian Một số bài thuốc dân gian mà bệnh nhân có thể tham khảo như: Dùng lá lốt để trị thoái hóa khớp gối: Lấy 30g lá lốt tươi, 30g rễ cây vòi voi, 30g rễ cỏ xước cùng với 30g rễ cây bưởi bung. Trước khi sắc thì thái nhỏ và sao vàng chúng lên, sau đó sắc chung cùng 600ml nước. Sắc cho đến khi nào nước còn lại 1/3 thì có thể dùng được. Chia nước thuốc ra 3 phần đều nhau để uống trong 1 ngày. Dùng rễ cây đinh lăng: Lấy 30g rễ đinh lăng sắc với 2 lít nước. Nấu cho đến khi nào nước giảm còn 1 lít thì dừng và sử dụng. Và dùng nước này uống mỗi ngày để điều trị thoái hóa khớp gối. Hình ảnh minh họa dễ cây dinh lăng 3. Bệnh viện chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối uy tín Tại Hồ Chí Minh và Hà Nội có những bệnh viện sau được xem là sự lựa chọn đáng tin tưởng như: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM. Hotline: 08 3923 5791. Bệnh viện Chợ Rẫy: Địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM. Hotline: 08 3855 4137 – 3855 4138. Bệnh viện Việt - Pháp: Địa chỉ số 01 đường Phương Mai - quận Đống Đa - Hà Nội. Hotline: (84-24) 3577 1100. Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 8404 - 3869 3731. Với những thông tin bổ ích như thế cùng dấu hiệu thoái hóa khớp gối dễ nhận biết nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân để điều trị dứt điểm căn bệnh này. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Các bài viết liên quan đến thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì

Bệnh thoái hóa khớp gối và nguy cơ tàn phế

Khớp gối là khớp rất quan trọng vì chúng chịu trách nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Thế nhưng cũng chính vì thế mà khớp gối rất dễ bị thoái hóa, dẫn tới đau nhức, giảm khả năng vận động. Vậy đâu là những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 1. Bệnh thoái hóa khớp gối và nguy cơ tàn phế Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị xảy ra các thương tổn trên bề mặt sụn khớp. Các sụn khớp bị tổn thương sẽ dần bị bào mòn, mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn đau âm ỉ, cứng khớp, xuất hiện nhiều vào buổi chiều và giảm đau về đêm và sáng sớm. Khi bệnh trở nặng, khớp gối có thể bị biến dạng, gây khó khăn trong di chuyển, thậm chí gây tàn phế. Vì thế bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên khám và điều trị càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để lâu gây nhiều hệ lụy nguy hiểm thậm chí tàn phế. Quá trình thoái hóa khớp 2. Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối có thể kể ra như sau: Tuổi tác: càng cao tuổi thì chức năng của các bộ phận cơ thể càng bị giảm sút, khớp gối cũng không là ngoại lệ. Dưới tác động của lão hóa thì sụn khớp gối sẽ bị mất đi lượng máu và chất dinh dưỡng thiết yếu, trở nên khô cứng, dễ bị bào mòn, mất đàn hồi, khả năng chịu lực kém đi đáng kể. Sụn gối càng bị mòn thì hai đầu khớp càng dễ va vào nhau hơn, thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn. Chấn thương ở khớp và ổ khớp: đến từ các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi tập thể dục thể thao… Những chấn thương này khi được điều trị dứt điểm thì khớp gối sẽ hồi phục. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì về lâu dài có thể làm lệch trục khớp và dần dẫn đến thoái hóa. Hình ảnh minh họa vật lý trị liệu bệnh thoái hóa khớp gối Thừa cân béo phì: Người bị béo phì rất dễ bị thoái hóa khớp gối bởi lúc cơ thể bị thừa cân, khớp gối chính là nơi trực tiếp chịu áp lực của khối lượng nặng. Sụn khớp bị quá tải sẽ rất nhanh bị bào mòn, gây nên thoái hóa. Ngồi xổm: Động tác ngồi xổm làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn. Cơ địa: Cơ địa cá nhân chính là lý do tại sao có nhiều người dẫu chưa ngoài 30, cũng không phải lao động quá nặng nhọc... nhưng vẫn bị thoái hóa hành hạ. Thoái hóa do lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm giảm đau có thành phần corticoid nếu được sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này nếu được tiêm trực tiếp vào gối sẽ có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng nếu bị lạm dụng thì thuốc sẽ khiến xương bị giòn, thoái hóa càng nặng. Hình ảnh minh họa bệnh thoái hóa khớp gối 3. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây: Cá nước lạnh: các loại cá nước lạnh như cá thu, cá trích, cá hồi… có rất nhiều omega-3, đây là chất kháng viêm khớp hiệu quả. Nước hầm xương: nước hầm từ xương ống của bò hay dê cung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây là những hợp chất cấu thành sụn và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung rau xanh cùng với ngũ cốc, các loại trái cây như đu đủ, chanh, dứa, cam, chanh… vì chúng chứa khá nhiều vitamin C và chất kháng viêm. Đặc biệt thì hiện nay nhiều nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị thoái hóa khớp của hỗn hợp bơ và đậu nành. Hỗn hợp này chứa các chất có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh ra collagen - thành phần quan trọng của xương, sụn và gân. Ngoài ra thì bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau: Thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo công nghiệp: khoai tây chiên, đồ nướng… chúng sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trở nặng và người bệnh dễ tăng cân. Thức ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt, chè… vì đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương bị yếu đi. Thức ăn nhiều muối: Lượng muối cao sẽ làm xương bị giòn và dễ gãy. Các chất kích thích: như bia, rượu, thuốc lá… rất có hại cho xương khớp. Vừa rồi là một số điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu như bạn nhận thấy đau nhức hay yếu khớp gối thì hãy mau chóng tìm đến bác sĩ và tuân thủ theo các chế độ dinh dưỡng, luyện tập để cải thiện nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...