Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối hình thành do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khi sụn (phần bảo vệ đầu xương) bị bào mòn theo thời gian. Tình trạng này có thể gây nên những cơn đau đớn nơi đầu gối, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối - Căn bệnh lão hóa tự nhiên
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, chúng dần trở nên mỏng, mất đi sự đàn hồi, dễ rách nứt khiến xương trong khớp bị va chạm, chà sát lên nhau gây nên những cơn đau nhức, triệu chứng sưng, cứng khớp, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Thoái hóa khớp gối chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên, bởi tuổi càng càng cao thì sụn khớp đầu gối càng trở nên yếu và kém linh hoạt, dễ bị mỏng và hư hại. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra do một số yếu tố tác động khác như: chấn thương đầu gối, thừa cân béo phì, tính chất công việc hay lối sống lười vận động,...
Thoái hóa khớp gối phát triển chậm trong thời gian dài từ 10-15 năm. Các triệu chứng của bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau nhức xương khớp bình thường. Điều này dễ khiến cho bệnh người bệnh chủ quan, góp phần làm tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn.
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ cả về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Cụ thể dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp gối lên cuộc sống của người bệnh.
Hạn chế khả năng vận động
Thoái hóa khớp gối điển hình với những cơn đau nhức, kèm theo đó là tình trạng căng cứng đầu gối hay sưng đỏ vùng da khớp gối. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Cụ thể, bạn sẽ cảm thấy đau đớn hay khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là các hoạt động cần sử dụng nhiều đến khớp đầu gối như đi bộ, leo cầu thang.
Mức độ đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng khi vận động. Do đó, người bệnh thường hạn chế hoạt động. Nhưng thực tế, khi một người không hoạt động trong thời gian dài sẽ khiến sụn khớp bị cứng, từ đó làm tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn, thậm chí gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt,...
Dễ ngã và chấn thương
Thoái hóa khớp gối có thể làm cơ đùi yếu đi, điều này khiến cho người bệnh dễ ngã và gặp chấn thương khi đang vận động do mất cân bằng trong việc đi lại. Cụ thể, nguy cơ té ngã ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối cao hơn 30% so với người bình thường.
Đặc biệt, ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối kết hợp thêm sức khỏe xương khớp yếu dần sẽ dễ dẫn đến việc té ngã gãy xương, thậm chí là các chấn thương nghiêm trọng ở các cơ quan khác trên cơ thể. Nguy cơ này cao gấp 2,5 lần so với người không bị thoái hóa khớp gối. Theo thống kê của bộ y tế, tại Việt Nam ước tính có khoảng 1,5 - 1,9 triệu người cao tuổi bị té ngã mỗi năm, 5% trong số đó phải nhập viện điều trị tại các khoa cấp cứu vì chấn thương do té ngã.
Tăng cân, béo phì
Các triệu chứng đau và cứng khớp cộng với nỗi sợ có thể té ngã làm cho người bệnh hạn chế vận động, thậm chí hoàn toàn nằm hay ngồi một chỗ. Lâu dần, lối suy nghĩ này sẽ hình thành nên lối sống lười vận động, từ đó dễ gây tăng cân, béo phì.
Cân nặng dư thừa là mối đe dọa nguy hiểm đến khớp gối vì chúng không chỉ làm tăng áp lực lên khớp, xương và chân chằng ở đầu gối mà còn làm tăng nguy cơ sưng viêm khiến cho triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giấc ngủ và buổi đêm thường là thời gian nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, ở những người bị thoái hóa khớp gối, những cơn đau nhức và tình trạng sưng viêm lại trở nên nghiêm trọng hơn về đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của người bệnh.
Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ còn khiến cho những cơn đau tiến triển nặng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như trầm cảm, huyết áp cao, gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe của bạn.
Trầm cảm
Thoái hóa khớp gối không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của người bệnh, khiến họ bị trầm cảm. Theo một số thống kê, có đến 40% các trường hợp mắc thoái hóa khớp mắc bệnh trầm cảm.
Cụ thể, những cơn đau nhức kéo dễ khiến người bệnh căng thẳng. Do đó, tình trạng đau kéo dài đồng nghĩa với hệ thần kinh của bạn sẽ luôn trong trạng thái căng cứng, không được nghỉ ngơi. Từ đó, gây ra trầm cảm ở một số người. Không chỉ vậy, trầm cảm còn làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Các biện pháp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối
Như đã trình bày ở trên, thoái hóa khớp gối là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cho đến ngày nay, mặc dù vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, song người bệnh vẫn có thể làm thuyên giảm các triệu chứng nếu bệnh được phát hiện và xử lý một cách kịp thời.
Vậy làm thế nào khi bị khớp gối bị thoái hóa?
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Điều đầu tiên mà bạn cần làm khi mắc thoái hóa khớp gối đó là đến ngay bác sĩ để được khám cụ thể tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị. Lúc này, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị là rất quan trọng vì nó quyết định đến kết quả tình trạng bệnh có được cải thiện hay không.
Một phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả cần đảm bảo hai yếu tố: sử dụng thuốc kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu.
Tùy vào tình trạng bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Asspirri
- Thuốc giãn cơ: Myonal 50ml, Varafil,...
Trong đó, ở việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng vì nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh sử dụng thuốc đều đặn, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh tập thêm các bài vật lý trị liệu nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Cụ thể, vật lý trị liệu giúp tăng cường các cơ xung quanh đầu gối, hông và mông; kéo căng các cơ và gân, từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi của xương khớp, đồng thời tăng độ linh hoạt của khớp gối khi hoạt động.
Xây dựng chế độ ăn tốt cho xương khớp
Đối với người thoái hóa khớp gối thì việc xây dựng một chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp là điều cần thiết bởi nó giúp giảm bớt các triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh và đem lại sức khỏe xương khớp về lâu dài.
Ngoài việc ăn đủ các chất dinh dưỡng, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp bao gồm canxi, vitamin D, axit béo omega 3 có trong cá và vitamin, khoáng chất khác có nhiều trong trái cây và rau xanh.
Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều gia vị cay nóng vì chúng sẽ làm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối tiến triển nặng hơn.
➤ Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì?
Luyện tập đều đặn
Hầu hết bệnh nhân cho rằng khi bị thoái hóa khớp thì không nên vận động vì chúng có thể gây ra những cơn đau khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm. Không vận động khiến cho khớp gối bị căng cứng, lần dần còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bại liệt hoàn toàn.
Ngược lại, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải khiến cho các khớp trở nên linh hoạt, đồng thời tăng cường sức khỏe cơ bắp và xương. Trong khi đó, cơ bắp có vai trò bảo vệ và hỗ trợ khớp gối bị ảnh hưởng bởi thoái hóa. Do đó, thói quen luyện tập đều đặn là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng thoái hóa hiệu quả.
Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn các bài luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe thể chất của bản thân. Một số bài thể dục nhẹ nhàng cho người thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ khuyến khích bao gồm: đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, yoga,..
Đối với người thoái hóa khớp gối mãn tính có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn bài tập phù hợp cùng với kỹ thuật bài tập đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gặp phải chấn thương.
Duy trì cân nặng vừa phải
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối bởi nó làm tăng áp lực lên đầu gối. Vì vậy, duy trì cân nặng ở mức vừa phải là điều người bệnh cần làm nếu muốn cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối.
Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một thực đơn ăn uống lành mạnh với một chế độ luyện tập đều đặn.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Giấc ngủ là thời gian để xương khớp phục hồi. Vì vậy hãy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thuyên giảm những cơn đau nhức ở khớp gối.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú trọng và chất lượng giấc ngủ. Để có một giấc ngủ ngon, hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời loại bỏ những những thứ gây xao nhãng như điện thoại, tivi. Nếu việc duỗi thẳng chân đi ngủ khiến bạn cảm thấy đau đớn, hãy kê chân lên một chiếc gối mềm để giảm áp lực lên các khớp bị đau.
Hình thành lối sống lành mạnh
Thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày cũng tác động phần nào đến kết quả điều trị thoái hóa khớp gối. Một số thói quen giúp bạn dần hình thành nên lối sống lành mạnh bao gồm:
- Không làm những công việc nặng nhọc.
- Ngồi đúng tư thế khi làm việc hay học tập ( thẳng lưng, hai chân vuông góc với mặt đất, mắt nhìn thẳng, không cúi đầu về phía trước,...
- Tránh ngồi làm việc trong thời gian quá lâu, tốt nhất sau 1-2 giờ làm việc thì nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế để tránh cơ và khớp bị mỏi.
- Hạn chế tối đa các hoạt động làm tác động trực tiếp lên khớp gối như ngồi xổm, leo cầu thang,..
- Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống như thuốc lá, rượu, bia,...
- Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày giúp thư giãn cơ bắp và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
- Cuối cùng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động trong việc phòng tránh và chữa bệnh.
Khương Thảo Đan - sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Ngoài những lưu ý liên quan đến chế độ ăn uống, luyện tập và lối sống, người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, hạn chế những cơn đau, phục hồi khớp hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên, được nhiều chuyên gia khuyên dùng là viên uống xương khớp Khương Thảo Đan.
Khương Thảo Đan là một sản phẩm độc đáo, vừa kế thừa thành tựu của y học cổ truyền, vừa ứng dụng khoa học hiện đại, từ đó đem lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.
Cụ thể, viên uống Khương Thảo Đan thừa hưởng và phát triển từ bài thuốc Đông y chữa đau xương khớp nổi tiếng từ thời xưa, thường xuyên được vua chúa sử dụng. Đó là bài Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, Khương Thảo Đan còn bổ sung thêm KGA1 từ Địa liền và Collagen type II không biến tính. Trong đó:
KGA1 chiết xuất từ củ địa liền là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Được chứng minh đạt hiệu quả giảm đau cao hơn hẳn Paracetamol (đạt 76% so với 68% Paracetamol) và tác dụng kháng viêm mạnh hơn Indomethacin (hiệu quả hơn 45,9%).
Collagen type II không biến tính là hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần làm giảm thoái hóa khớp gối. Tác dụng này được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondroitin (2 thành phần có hầu hết trong các thuốc điều trị thoái hóa xương khớp hiện nay).
Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP hiệu quả mà không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày vẫn có thể yên tâm sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, thoái hóa gối dù không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại là một căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối thậm chí còn gây biến chứng, khiến người bệnh bại liệt hoàn toàn. Do đó, ngay khi vừa xuất hiện các triệu chứng ban đầu hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1156 để được tư thế miễn phí.
Bài viết liên quan
- Thoái hóa cột sống lưng là gì? Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng
- Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiện
- Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,