Thoái hóa khớp cổ chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân tuy phát triển chậm nhưng lại mang đến hậu quả khó lường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có cách phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân tạo thành từ 3 bộ phận: đầu dưới của xương ống chân, xương bàn chân và xương gót chân. Chúng được bao phủ bởi lớp mô sụn giúp ổn định khớp và giảm ma sát khi vận động.

Khớp cổ chân có kích thước không quá lớn nhưng lại có vai trò rất quan trọng, có trách nhiệm gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do phải chịu tác động từ áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài nên khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương và phát sinh bệnh lý, trong đó phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh lý về cơ xương khớp xảy ra khi phần sụn ở các khớp bao quanh các đầu xương bị bào mòn và hư tổn gây nên tình trạng đau nhức và làm hạn chế vận động.

Hình ảnh thoái hóa khớp cổ chân bên phải (Hình ảnh minh họa)
Hình ảnh thoái hóa khớp cổ chân bên phải (Hình ảnh minh họa)

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường có tiến triển chậm và các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường không rõ ràng nên khó nhận biết nên người bệnh sẽ chủ quan. Theo thời gian bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển, vận động, cũng như các sinh hoạt thường ngày. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà y học hiện đại chia thoái hóa khớp cổ chân thành 2 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn khởi phát: Hay còn gọi là giai đoạn mới phát triển của bệnh. Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy những cơn đau nhói chớp nhoáng ở cổ chân, cơn đau thường xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn thứ phát: Lúc này bệnh bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, phần xương ở dưới sụn bắt đầu bị tổn thương và hình thành gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội và các cơn đau thường xuyên xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp đúng cách ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh chuyển biến sang mãn tính và nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thoái hóa khớp cổ chân thường gặp ở người ngoài 40 tuổi hoặc người bị chấn thương phần cổ chân. Đây là bệnh lý xảy ra do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên nên khi tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê y khoa thoái hóa khớp cổ chân đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ, số người trẻ tuổi mắc bệnh này chiếm đến 35% trên tổng các ca bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này?

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người già. Các chuyên gia cho biết, bệnh có thể xảy ra do tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp bạn cần lưu ý:

Do quá trình lão hóa

Nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do tuổi cao kèm theo sự lão hóa tự nhiên. Khi bước qua độ tuổi trung niên quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra mạnh mẽ bên trong cơ thể. Điều này dẫn đến khả năng hoạt động cũng như chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm trong đó có hệ thống xương khớp. Ở giai đoạn này, hệ thống xương khớp bị mất dần sự cân bằng, hoạt động bôi trơn và phục hồi khớp bị suy giảm, sụn khớp bị phá hủy. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa.

Chấn thương

Chấn thương cổ chân do tai nạn (Ảnh minh hoạ)
Chấn thương cổ chân do tai nạn (Ảnh minh hoạ)

Chấn thương cổ chân do tai nạn hoặc các hoạt động thể thao như gãy xương, bong gân, trật khớp... nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến vùng khớp cổ chân từ đó kích thích phản ứng viêm và là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa.

Thừa cân béo phì

Vì khớp cổ chân là bộ phận phải gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể nên nếu bị thừa cân béo phì sẽ khiến cho khớp cổ chân phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ làm cho sụn khớp bị bào mòn, từ đó khiến chúng dễ bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

Lười vận động

Lười vận động là nguyên nhân khiến cho quá trình sản xuất dịch bôi trơn ở khớp bị suy giảm, kéo theo đó là khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng. Từ đó làm cho mật độ xương bị suy giảm đáng kể và chúng rất dễ bị tổn thương ngay cả khi gặp tai nạn nhỏ hoặc vận động mạnh. Lười vận động còn dẫn đến tình trạng viêm sưng gây đau nhức và cứng khớp.

Do một số bệnh lý

Người mắc các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gút… hoặc tiền sử các bệnh khác liên quan đến dây chằng khớp cũng dẫn tới thoái hóa khớp

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng thiếu chất, không bổ sung nhiều các vitamin. Chế độ sinh hoạt không hoặc chưa hợp lý khiến cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch, tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân được nói đến ở trên, bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra do một số yếu tố ít gặp khác như di truyền, căng thẳng kéo dài, dị dạng bẩm sinh ở khớp,…

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ chân còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh ở mỗi người.

Biểu hiện bệnh thoái hoá khớp cổ chân
Biểu hiện bệnh thoái hoá khớp cổ chân

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp cổ chân là các cơn đau vùng cổ chân, cảm thấy vướng víu khi vận động đi lại. Cơn đau có thể xuất hiện rõ hơn khi chịu va chạm, khi cố gắng di chuyển hoặc khi ấn vào vùng cổ chân.

Các cơn đau tăng từ nhẹ lên nặng trong quá trình di chuyển, vận động bởi sự cọ xát của 2 đầu xương khi sụn bị thoái hóa. Ban đầu, triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua và nhanh chóng biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên theo thời gian, cơn đau có xu hướng phát sinh với tần suất dày đặc và có mức độ nặng nề hơn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau đây:

  • Cứng khớp vào buổi sáng: Cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy vì khớp đã nghỉ ngơi không vận động cả một đêm dài nên sẽ gặp phải tình trạng này. Cứng khớp có thể xảy ra vào nhiều thời điểm khác trong ngày khi mà khớp không được vận động quá lâu nhưng thường gặp nhất là vào buổi sáng.
  • Cổ chân bị viêm sưng, tấy đỏ: Phần xương bị cọ sát vào nhau lâu ngày mà không được can thiệp sẽ chuyển sang tình trạng viêm sưng và lâu dần sẽ lan rộng sang cả mắt cá chân.
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển: Khi người bệnh thực hiện các động tác di chuyển sẽ khiến vùng khớp cổ chân phát ra các tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo.
  • Giảm phạm vi chuyển động và độ linh hoạt của khớp: Bạn có thể thấy khó khăn khi thực hiện những hoạt động sinh hoạt như đi bộ, đạp ga xe, đạp phanh khi lái xe,…

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng phổ biến ở trên do bệnh viêm khớp cổ chân gây ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ngại vận động,…

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng rối loạn chức năng tại khớp, sụn khớp bị bào mòn và kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức xương khớp. Nếu người bệnh không có các biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch cổ chân. Lúc này bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh, từ đó dẫn đến nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của thoái hoá cổ chân
Biến chứng nguy hiểm của thoái hoá cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống, cụ thể đó là:

  • Tình trạng đau nhức kéo dài: sụn khớp ở cổ chân bị mòn, các khớp bị xơ cứng, hai đầu xương bị lộ ra gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Đôi khi xuất hiện các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, khiến đau lan ra khắp cơ thể.
  • Gây teo cơ, tàn phế: nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thoái hóa khớp cổ chân có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp, lâu dần sẽ dẫn đến tàn phế, mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Các biến chứng khác: thoái hóa khớp cổ chân có thể gây ra nhiều biến chứng khác như biến dạng khớp, trật khớp, bị vẹo cổ chân, người bệnh di chuyển với dáng đi không bình thường, những mảnh vỡ của sụn có thể gây tổn thương những vùng xung quanh.

Hướng điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Ngay từ khi nghi ngờ mình bị thoái hóa khớp cổ chân bạn nên đến gặp các chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi người bệnh một số thông tin cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đó sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác mức độ bệnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,…

Dựa vào kết quả sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân được áp dụng phổ biến hiện nay là các biện pháp y khoa, bài thuốc Đông y, sử dụng các bài tập hỗ trợ cho vùng cổ chân...

Điều trị theo các biện pháp y khoa

Sử dụng thuốc Tây y

Người mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân thì nên đến thăm khám và tiếp nhận điều trị theo đúng liệu trình của các y bác sĩ chuyên khoa. Chứ không nên tự ý dùng thuốc hay sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý, sai chỉ định.

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm là giải pháp được rất nhiều người bệnh thoái hóa cổ chân sử dụng vì biện pháp này vừa tiện dụng vừa giảm đau nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp cổ chân bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Aspirin, Naproxen, Methotrexat,…
  • Các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng bôi, xịt, miếng dán giúp giảm sưng đau nhanh chóng.
  • Các loại thuốc tiêm chứa steroid giúp giảm đau, kháng viêm cực mạnh.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đau dạ dày, loãng xương, xơ vữa động mạch,… Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sử dụng thuốc Tây y thường chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tức thời, nên bác sĩ chuyên khoa thường khuyên người bệnh nên phối hợp thêm nhiều phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bản thân.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh an toàn (Ảnh minh hoạ)
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh an toàn (Ảnh minh hoạ)

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả đối với những người bệnh ở mức độ nhẹ. Các bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị dưới sự hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia trong những liệu trình điều trị. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng cổ chân bị thoái hóa, nhờ thế giúp cho sụn khớp được phục hồi, làm chậm đi quá trình thoái hóa tại cổ chân.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vật lý trị liệu nhờ sự hỗ trợ của các thiết thị máy móc hiện đại như: siêu âm trị liệu, hồng ngoại trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

  • Gậy: Được sử dụng khi di chuyển có thể giảm trọng lượng cơ thể chèn ép lên khớp bị tổn thương.
  • Nẹp: Bác sĩ có thể nẹp khớp cổ chân để tránh áp lực lên cơ quan này.
  • Chỉnh hình: Nếu khớp cổ chân mất ổn định và hoạt động sai lệch, bác sĩ có thể chỉnh hình để đưa khớp về trạng thái cân bằng.

Phẫu thuật

Khi đã sử dụng tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn khác mà không mang đến hiệu quả điều trị cho bệnh thoái hóa khớp cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của khớp cổ chân mà phương pháp xâm lấn tương thích sẽ được chỉ định:

  • Tái tạo bề mặt sụn
  • Thay thế khớp cổ chân bán phần
  • Thay thế khớp cổ chân toàn phần
  • Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp

Điều trị theo bài thuốc Đông y

Đông y là biện pháp an toàn, không gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên thời gian tác dụng chậm vì thế cần kiên nhẫn sử dụng thuốc.

Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cổ chân

Trong quá trình sử dụng các biện pháp điều trị bệnh nếu kết hợp thêm các bài tập khớp cổ chân sẽ giúp kết quả điều trị bệnh tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân có thể thực hiện tại nhà:

Bài tập quay cổ chân: Bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân, người hỗ trợ đứng dưới một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ phần đầu của bàn chân. Sau đó quay cổ chân người bệnh khoảng 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân sau đó duỗi thẳng bàn chân tối đa. Thực hiện lặp lại khoảng 10 lần mỗi bên chân.

Bài tập lắc chân: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ dùng hai tay đỡ gót chân lên, ngón tay cái để ở vị trí mắt cá chân. Sau đó, đẩy gót chân vào phần ống chân rồi lại kéo ra. Thực hiện kéo đẩy liên tục trong khoảng 10 phút.

Bài tập kéo dãn cổ chân: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân. Cùng lúc kéo hai tay về phía dưới để kéo dãn cổ chân. Thực hiện 5 lần mỗi bên.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

  • Chế độ tập luyện: Chế độ điều trị phải kết hợp với chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái. Hạn chế di chuyển mạnh và ra ngoài khi trời mưa, trời lạnh để tránh làm bệnh nặng hơn. Đồng thời cần kiên trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại sự linh hoạt cho khớp, cải thiện sự chịu lực của khớp cổ chân.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng thích hợp, nhiều Canxi, rau xanh và vitamin để hỗ trợ điều trị và phòng tránh tình trạng thoái hóa khớp cổ chân nặng hơn.

Bệnh thoái hóa không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị để giảm các cơn đau, gia tăng mức độ dẻo dai của khớp. Từ đó phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Vì thế người bệnh cần điều trị thoái hóa khớp cổ chân sớm để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động thường ngày của cơ thể. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

Cập nhật lúc: 08/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,

Loading...