TOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay
Xương khớp là một trong những căn bệnh mà bất kể ai cũng có thể gặp phải và đang có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, nhu cầu tìm thuốc trị đau nhức xương khớp ngày càng nhiều. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đâu là thuốc chữa đau xương khớp tốt nhất và phù hợp nhất với bạn.
- 💠 TOP 5+ thuốc trị xương khớp phổ biến nhất định không nên bỏ qua
- 📌Thuốc giảm đau
- 📌Thuốc kháng viêm không chứa steroid
- 📌Thuốc giảm đau gây nghiện
- 📌Thuốc giãn cơ
- 📌Thuốc giảm đau thần kinh trung ương
- 💠 Lạm dụng thuốc trị đau nhức xương khớp có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
- 💠 Những lưu ý khi mua và sử dụng thuốc đau xương khớp
💠 TOP 5+ thuốc trị xương khớp phổ biến nhất định không nên bỏ qua
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp khác nhau, mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Thông thường, các loại thuốc sẽ được chia thành các nhóm chính như sau:
📌Thuốc giảm đau
Đau nhức xương khớp gây ra cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường kéo dài kèm theo hiện tượng tê, nhức khiến cho việc đi lại bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, điển hình là Paracetamol.
Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau tương đối nhanh với những trường hợp nhẹ và vừa. Với bệnh tình xương khớp ở mức độ nặng, thuốc giảm đau không thật sự phát huy được hiệu quả.
📌Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Đối với nhóm thuốc này, những cái tên điển hình có thể kể đến như Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac,... Các loại thuốc kể trên có công dụng giảm đau và kháng viêm mạnh. Bệnh nhân có thể sử dụng loại này để thay thế cho Paracetamol nếu không cảm nhận được hiệu quả khi dùng trước đó.
Mặc dù có tác dụng nhanh, cao nhưng người bệnh không nên lạm dụng thuốc kháng viêm này quá nhiều. Thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,..
📌Thuốc giảm đau gây nghiện
Các loại thuốc điển hình trong nhóm này thường là Morphine, Pethidine, Codein,... Nhóm này chỉ nên dùng đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh xương khớp mãn tính. Thuốc có khả năng tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, giúp giảm truyền tín hiệu đau nhanh và hiệu quả.
Với tác dụng nhanh và có khả năng gây nghiện, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và không nên lạm dụng thuốc. Đồng thời, chuyên gia cũng cảnh báo thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp thở,...
📌Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ thường được bác sĩ chỉ định gồm có Cyclobenzaprine, Metaxalone,... Loại thuốc này được dùng cho các bệnh nhân bị đau xương khớp có hiện tượng căng cơ, sưng phù do chấn thương.
📌Thuốc giảm đau thần kinh trung ương
Thuốc được dùng rộng rãi nhất hiện nay có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương là Gabapentin. Thuốc hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng nhức mỏi do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...
Sử dụng thuốc này còn giúp người bệnh phòng chống được các bệnh động kinh, hội chứng chân không yên,...
Ngoài những nhóm thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị xương khớp vừa an toàn, không gây tác dụng phụ. Điển hình nhất hiện nay có thể kể đến sản phẩm Khương Thảo Đan Gold. Với nguồn gốc chủ yếu được bào chế từ những cây thuốc nam, sản phẩm có độ lành tính cao, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh gặp vấn đề về xương khớp.
Đặc biệt, trong sản phẩm này được cam kết từ phía nhà sản xuất 100% không có chứa tân dược và Corticoid. Vì vậy, sản phẩm hỗ trợ giảm đau một cách an toàn, phục hồi sụn khớp hiệu quả.
💠 Lạm dụng thuốc trị đau nhức xương khớp có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc đau xương khớp dù cho hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng để an toàn, người bệnh cần biết cách sử dụng sao cho hợp lý. Thực tế, có không ít bệnh nhân lạm dụng thuốc dẫn đến việc gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thuốc giảm đau thường chứa thành phần ức chế để duy trì lớp nhầy. Đây là yếu tố có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị axit dịch vị tấn công, gây hiện tượng đau loét. Để tình trạng trở nặng có thể dẫn đến thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết dạ dày,...
- Ảnh hưởng đến tạng phủ: Gan, thận là những tạng chính trong việc đào thải độc tố. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trị xương khớp kéo dài có thể khiến cho men gan tăng cao, gây suy gan. Đồng thời, thận có thể bị tích nước dẫn đến suy thận.
- Tác dụng phụ với hệ tim mạch: Các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ,... có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu bạn lạm dụng thuốc đau khớp.
- Ảnh hưởng đến chính hệ xương khớp: Dùng thuốc xương khớp ở liều cao có thể khiến cho xương sụn không thể phát triển. Điều này dẫn đến hiện tượng mật độ xương giảm nhanh. Do đó, người bệnh rất dễ bị gãy xương, loãng xương, thậm chí là gây ra các biến chứng như hoại tử, tê liệt cử động.
Ngoài ra khi lạm dụng thuốc đau xương khớp cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,... VÌ vậy, mọi người cần nhớ khi dùng thuốc tuyệt đối không được làm trái với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
💠 Những lưu ý khi mua và sử dụng thuốc đau xương khớp
Trước sự đa dạng của thuốc điều trị xương khớp như hiện nay, trong quá trình mua và sử dụng thuốc để đảm bảo mua đúng thuốc tốt và dùng hiệu quả, người bệnh cần nắm chắc những lưu ý sau đây:
- Không nên tự ý mua thuốc theo quảng cáo hoặc người quen “mách”. Việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về công dụng và chỉ định loại thuốc phù hợp là rất cần thiết.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi hoặc tăng liều.
- Dùng thuốc đúng thời điểm trong ngày và đúng liều lượng.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia để thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc gặp phải tác dụng phụ hoặc bất kỳ biến chứng nào.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, với những người có bệnh lý về xương khớp nên kết hợp với chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Cụ thể như luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất (đặc biệt bổ sung thêm canxi, glucosamin), luôn trong trạng thái thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng, tạo thói quen đứng thẳng, ngồi thẳng,...
Kết luận: Trên đây, bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc trị xương khớp được sử dụng nhiều nhất. Việc lựa chọn và sử dụng nhóm thuốc nào nên được dựa trên tình trạng bệnh lý của bạn. Vì vậy, khi có nhu cầu dùng thuốc cần thiết phải tìm hiểu kỹ, tốt nhất nên được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.
👉 Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,