Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?
Đau khớp háng là căn bệnh xương khớp xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Căn bệnh này không chỉ mang lại cảm giác đau nhức khó chịu mà còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường nhật. Vậy đau khớp háng là bệnh gì và cách giải quyết tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
🔵 Cấu tạo của khớp háng
Khớp háng có hình chỏm cầu, nằm ở giữa xương chậu và xương đùi. Đây là khớp sâu, có sự cử động và chắc chắn nhất ở trong cơ thể người bởi có cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học. Khớp háng gồm có:
- Chỏm xương đùi hình cầu: Có hướng lên trên và đi vào trong, ở gần đỉnh có hõm để dây chằng chỏm đùi bám vào.
- Ổ chảo sụn: Có viền giống như viền khớp vai, sụn viền làm cho ổ chảo sâu hơn và hỗ trợ khớp háng chắc chắn, vững trãi hơn.
- Hệ thống dây chằng trong và ngoài bao khớp
Các cơ của khớp háng sẽ được chia thành 3 nhóm theo chức năng: gập - duỗi, dang - áp và xoay tròn - xoay khớp háng. Qua đó, khớp này có chức năng làm trụ đỡ cho toàn bộ phần trên của cơ thể cùng với khớp gối và khớp đùi, giúp cơ thể người trụ vững khi đi lại, chạy nhảy.
🔵 Đau khớp háng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết
Khớp háng bị đau sụn khớp có dấu hiệu bị bào mòn, làm tổn thương nghiêm trọng đến vị trí chỏm xương đùi. Triệu chứng của bệnh đau khớp háng sẽ khác nhau ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Cơn đau xuất hiện thoáng qua và biến mất, thường người bệnh chỉ cảm thấy đau khi vận động quá sức. Cơn đau sẽ tăng dần khi đứng lâu, thường đau ở các vị trí như bẹn, lan xuống đùi, có cảm giác tê mỏi và khó co duỗi.
- Giai đoạn nặng: Đau khớp háng nặng là khi bạn không vận động như vẫn có cảm giác đau. Cơ khớp háng thường xuyên bị cứng, các động tác như lên xuống cầu thang, ngồi xuống đều trở nên khó khăn. Nếu để lâu không có biện pháp can thiệp, về lâu dài khớp háng có thể bị teo nhỏ, thậm chí là liệt hoàn toàn.
Đau khớp háng ở mỗi người mỗi khác, có người bị đau khớp háng bên phải, có người bị đau khớp háng bên trái. Hoặc cũng có trường hợp bị đau ở cả hai bên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có nguy cơ khiến người bệnh bị bại liệt. Do đó, trong trường hợp cảm thấy đau nhức tại khu vực này, mọi người cần tiến hành thăm khám để chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
🔵 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp háng
Bị đau khớp háng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia về xương khớp chỉ ra:
🔸 Đau khớp háng không do bệnh lý
Ở nguyên nhân không do bệnh lý, người bị đau khớp háng thường xuất phát từ các chấn thương cơ học. Chấn thương khiến cho cơ khớp háng, dây chằng hoặc gân ở khu vực lân cận bị tổn thương.
thông thường, các bệnh nhân đau khớp háng bị do nguyên nhân chấn thương chủ yếu là các vận động viên thể thao. Điển hình nhất là vận động viên của các bộ môn như bóng bầu dục, bóng đá, khúc côn cầu.
🔸 Nguyên nhân do bệnh lý
Những người đau khớp háng do bệnh lý thường có mức độ bệnh nghiêm trọng hơn, quá trình điều trị khó khăn hơn so với nguyên nhân không có bệnh lý. Những bệnh dễ khiến người bệnh bị đau khớp háng thường là:
- Thoái hóa khớp háng
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh lý khớp háng ở trẻ nhỏ
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
- Thoát vị bẹn
- Các nguyên nhân khác: Viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, dây thần kinh bị chèn ép, gãy nứt xương ở gần háng,...
Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng rất quan trọng. Chỉ ra được yếu tố gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa lên đúng phác đồ điều trị, cắt đứt được căn nguyên để chữa khỏi bệnh hiệu quả, bền vững hơn.
🔵 Bị đau khớp háng phải làm sao?
Như đã nói ở trên, bệnh đau khớp háng nếu không chữa trị có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, nặng nhất là bại liệt. Vì vậy, dù ở giai đoạn nào, khi phát hiện mình bị đau khớp háng, người bệnh cũng nên tìm cách để chữa trị. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:
🔸 Chữa đau khớp háng tại nhà bằng mẹo dân gian
Người Việt có rất nhiều bài thuốc dân gian truyền miệng hỗ trợ giảm đau khớp háng khác nhau. Thông thường, bệnh ở mức độ nhẹ, mọi người cũng hướng đến cách này đầu tiên bởi tính đơn giản, tiết kiệm. Các bài thuốc dân gian người bệnh đau khớp háng có thể tham khảo là đắp ngải cứu, uống nước cây cỏ xước, dùng mật ong và bột quế, lá lốt,... Tuy nhiên, người bệnh cần xác định trước rằng mẹo dân gian thường chỉ cho tác dụng giảm đau tạm thời, không chữa được tận gốc bệnh.
🔸 Sử dụng thuốc Tây
Tây y có nhiều loại thuốc hỗ trợ giảm đau, chống viêm khác nhau cho hiệu quả nhanh chóng như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,.... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây mọi người cần chú ý dùng theo đúng liều lượng, không tự ý kết hợp các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc quá liều.
🔸 Dùng thuốc Đông y
Thuốc Đông y cho tác dụng chậm nhưng xét về hiệu quả lại bền vững và lâu dài hơn. Thậm chí, khi gặp đúng thuốc và kiên trì sử dụng, tình trạng bệnh có thể được đẩy lùi nhanh chóng. Đặc biệt, thuốc Đông y có độ an toàn và lành tính cao, không gây tác dụng phụ.
Những vị thuốc nam thường được dùng trong Đông y có thể kể đến như Thổ Phục Linh, Nhọ Nồi, Hy Thiêm, Ngưu Tất,... Tuy nhiên, để dùng hiệu quả cần đảm bảo kết hợp các vị thuốc đúng liều lượng và sắc đúng cách.
Bên cạnh ưu điểm là cho hiệu quả chữa bệnh mang tính lâu dài, an toàn, thuốc Đông y cũng tồn tại một số nhược điểm. Điển hình nhất phải kể đến việc đun sắc lỉnh kỉnh, mất nhiều thời gian. Chính vì lý do này, nhiều người bệnh thường e ngại sử dụng thuốc Đông y.
Hoặc nếu bệnh nhân không muốn dùng thuốc đông y vì mất thời gian có thể tham khảo dùng sản phẩm chăm sóc sức khỏe Khương Thảo Đan Gold. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế theo hình thức Đông - Tây y kết hợp, thành phần chứa nhiều vị thuốc nam quý nên đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ. Sử dụng sản phẩm đều đặn theo đúng liều lượng và chỉ định, hiệu quả hỗ trợ điều trị đau khớp háng có thể được đáp ứng theo 3 mũi nhọn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - PHỤC HỒI SỤN KHỚP BỊ THOÁI HÓA. Chi tiết sản phẩm xem thêm TẠI ĐÂY.
Ngoài những giải pháp sử dụng thuốc điều trị đau khớp háng nêu trên, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt bổ sung nhiều canxi, magie, omega-3,... Đồng thời, tạo thói quen tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày 15 - 30 phút bằng những bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga,...
Trên đây là thông tin về bệnh đau khớp háng chúng tôi muốn thông tin tới quý vị. Nếu có hiện tượng đau nhức, nhanh tay đến các cơ sở thăm khám uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
👉 Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,