Chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt - Đúng hay sai?

Chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt là bài thuốc đã được cha ông ta áp dụng từ lâu. Nhưng có đúng lá lốt có công dụng này hay không và phải sử dụng như thế nào mới mang lại hiệu quả?

Đúng hay sai việc chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt?

Thực hư chuyện chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt
Thực hư chuyện chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt
Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu được cơ chế gây đau xương khớp: Đau nhức xương khớp là bệnh có thể xảy ra khi gặp một số tình trạng như: chấn thương, nhiễm trùng, viêm, bệnh tự miễn, do di truyền, thậm chí liên quan đến cả quá trình lão hóa và bệnh ung thư. Đau xương và khớp có thể là cấp tính, tái phát hoặc mãn tính. (Tìm hiểu thêm: 20 nguyên nhân gây đau nhức xương khớp). Tuy nhiên, về cơ bản, cơ chế gây đau nhức xương khớp như sau:
  • Phát triển viêm. Những tổn thương trong mô dẫn đến việc tăng giải phóng các cytokine tiền viêm, máu, tế bào viêm cục bộ cùng nhiều chất hóa học khác. Những yếu tố này làm tăng độ nhảy cảm của các dây thần kinh cảm giác đau, dẫn tới tín hiệu đau được khuếch đại lên. Đồng thời, chúng cũng thúc đẩy các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên các cơn đau nhức xương khớp mãn tính. Ngoài ra, góp phần vào sự phát triển viêm trong bệnh xương khớp còn có các chất oxy hóa. Các chất này được sản xuất tăng cường trong phần mô xương khớp bị tổn thương, góp phần vào sự phát triển và duy trì quá trình viêm.
  • Thay đổi trong hệ thần kinh. Ngoài sự phát triển của viêm, những thay đổi trong hệ thần kinh cũng cũng góp phần làm các cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Người ta phát hiện ra rằng, các dây thần kinh cảm giác đau của những người bị đau nhức xương khớp bị tăng độ nhạy cảm.
Về cơ bản, cơ chế gây đau nhức xương khớp gồm sự phát triển viêm và sự tăng nhạy cảm của dây thần kinh với sự đau (Ảnh minh họa)
Về cơ bản, cơ chế gây đau nhức xương khớp gồm sự phát triển viêm và sự tăng nhạy cảm của dây thần kinh với sự đau (Ảnh minh họa)
Về lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp: Đây là một tác dụng đã được y học hiện đại nghiên cứu. Người ta tiến hành phân tích thành phần của lá lốt thì nhận thấy nó có nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Trong đó tiêu biết nhất là flavonoid, alcaloid.
  • Flavonoid là một chất chống viêm mạnh mẽ, nó có khả năng ức chế các cytokine tiền viêm thông qua quá trình điều hòa miễn dịch. Nó cũng giúp tăng cường sản xuất collagen type 2, là collagen cấu thành lên sụn khớp, từ đó duy trì sức khỏe của xương khớp.
  • Alcaloid giúp ức chế thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Ngoài ra, alcaloid cũng có thể hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả.
Kết luận. Các thành phần trong lá lốt tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức xương khớp. Từ đó, làm giảm các cơn đau, chống viêm. Như vậy, việc sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp là có cơ sở khoa học. Trong Đông Y, lá lốt cũng đã được sử dụng từ rất lâu để giảm đau, chống phong, hạ khí, chỉ thống. Đối với bệnh xương khớp, vị thuốc này được dùng để trị đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, viêm khớp, phong tê thấp và nhiều bệnh lý khác.
Các thành phần trong lá lốt tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức xương khớp (Ảnh minh họa)
Các thành phần trong lá lốt tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức xương khớp (Ảnh minh họa)

Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Dưới đây là một số cách sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo.

Ngâm chân

Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giãn nở mạch máu, từ đó máu và các chất dinh dưỡng đưa tới các khớp được thuận lợi hơn. Cách làm như sau: Lấy 5 đến 10 cây lá lốt già (gồm cả thân và lá), đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái nhỏ và cho vào nồi đun với 1 lít nước trong vòng 15 phút. Đổ nước ra chậu rồi chờ hạ nhiệt, đến khi còn ấm thì ngâm chân vào cho đến lúc nước nguội hẳn thì dừng lại. Cứ ngâm như vậy đều đặn mỗi ngày, sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau nhức được cải thiện.

Bài thuốc uống

Đây là các bài thuốc kết hợp lá lốt cùng với một số loại thảo dược khác để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức xương khớp (Ảnh minh họa)
Đây là các bài thuốc kết hợp lá lốt cùng với một số loại thảo dược khác để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức xương khớp (Ảnh minh họa)
Dưới đây là 2 bài thuốc thường được áp dụng: Bài thuốc 1: Lấy 5 tới 10g lá lốt khô hoặc 15 tới 30g lá lốt tươi sắc với 400ml nước, đun sao cho đến khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Uống nước sắc lá lốt này sau mỗi bữa ăn tối và không được sử dụng thuốc để qua đêm. Bài thuốc 2: Lấy lá lốt cùng các vị thuốc: cỏ xước, bưởi bung, vòi voi đem đi thái mỏng (các vị thuốc lấy bằng nhau, khoảng 15g mỗi loại). Sau đó sao cho vàng rồi sắc với 500ml nước. Đun hỗn hợp trên tới khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Chia 200ml thuốc này thành 3 lần sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc trên từ 7 tới 14 ngày sẽ thấy được hiệu quả, triệu chứng đau nhức xương khớp thuyên giảm đáng kể. Hơn thế nữa, bài thuốc trên còn phù hợp với cả các mẹ bị đau nhức xương khớp sau khi sinh.

Ngâm rượu để xoa

Phương pháp này được khá nhiều người sử dụng, bởi nó giúp phát huy công dụng tối đa của vị thuốc này. Cách thực hiện: Lấy cây lá lốt gồm cả thân và lá rửa rạch, để ráo rồi băm nhỏ. Ngâm lá lốt sau khi đã băm với 1 lít rượu trắng. Sau 1 tháng là có thể sử dụng. Hằng này, lấy rượu ngâm lá lốt ra xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng xương khớp bị đau nhức. Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt, các khớp được thư giãn thoải mái hơn. Lưu ý: Không xoa lên nơi có vết thương hở.

Chả lá lốt giảm đau nhức xương khớp

Chả lá lốt phù hợp với người mắc chứng đau nhức xương khớp, cứng khớp do phong thấp, gút; tê bại tay chân (Ảnh minh họa)
Chả lá lốt phù hợp với người mắc chứng đau nhức xương khớp, cứng khớp do phong thấp, gút; tê bại tay chân (Ảnh minh họa)
Đông Y có viết: Lá lốt vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, đưa khí đi xuống, kháng viêm, giảm đau. Còn thịt lợn (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, tác dụng tư âm, nhuận táo. Hai vị thuốc này kết hợp giúp làm ôn ấm cơ thể, bổ chính khu tà, nâng cao chính khí loại trừ bệnh tật. Vì thế, bài thuốc này phù hợp với người mắc chứng đau nhức xương khớp, cứng khớp do phong thấp, gút; tê bại tay chân. Cách làm chả lá lốt: – Nguyên liệu: 300g thịt lợn, lá lốt 20 - 30 lá, gia vị: bột canh, mắm, hành, hạt tiêu, mì chính đủ dùng. – Thực hiện: Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn. Lá lốt rửa sạch, để ráo, bỏ cuống, lấy 10 lá thái chỉ. Đem thịt cùng phần lá lốt thái chỉ trộn cùng các gia vị đã chuẩn bị ở trên. Trải úp các lá lốt còn lại xuống một mặt phẳng rồi xúc phần thịt xay vào giữa, cuộn tròn lại, đem rán nhỏ lửa. Tới khi chả vàng đều thì xếp ra đĩa, ăn nóng cùng cơm hoặc bún. Có thể ăn hằng ngày.

Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Ngoài việc sử dụng lá lốt để chữa đau nhức xương khớp, bạn cũng có thể sử dụng Viên xương khớp Khương Thảo Đan - một sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang, được giới y học phương Đông đánh giá cao về hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp. Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Mỗi viên uống Khương Thảo Đan đều là những thành phần đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng. Thành phần đầu tiên phải kể đến là hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ Địa liền khô, tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ. (Đây là hoạt chất được PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã tìm ra quy trình chiết tách thành công). Thực tế, tác dụng của hoạt chất KGA1 này đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm:
  • Hoạt chất KGA1 có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Mức độ này tương đương Efferalgan – một tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay.
  • KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ kháng viêm – tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp, tương đương chất đối chứng Indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh lý xương khớp).
Ngoài KGA1, sản phẩm còn chứa bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh cùng Collagen túyp II không biến tính, hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp hiệu quả. Không chỉ có tác dụng giảm đau nhức, bổ gan thận, lưu thông khí huyết, Độc hoạt tang ký sinh khi phối hợp với các thành phần khác có trong sản phẩm còn phát huy tác dụng như một bài thuốc dẫn, giúp đưa hoạt chất KGA1, Collagen type II đến đúng vị trí khớp thoái hóa, đau nhức. Từ đó giúp các hoạt chất phát huy tối đa tác dụng. Vai trò “dẫn thuốc” này cũng chính là vai trò quan trọng nhất của Độc Hoạt Ký Sinh Thang trong Khương Thảo Đan. Đặc biệt, sản phẩm Khương Thảo Đan được chiết xuất 100% từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs. Do vậy, bạn có thể yên tâ, dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY

Kết luận

Lá lốt là vị thuốc có thể dùng để điều trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cây lá lốt là phương thuốc chuyên biệt để chữa trị bệnh khớp. Nếu các triệu chứng đau nhức của bạn nghiêm trọng, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, đúng và hiệu quả. Xem thêm 👉:
Cập nhật lúc: 04/04/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
cam-kết_web.webp

Bài Đọc Nhiều Nhất

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.

Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị

Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa

Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo

Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo

Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,

Loading...