Đau vai gáy có nguy hiểm không? Cách ứng phó
Đau vai gáy là vấn đề có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với người trẻ, tình trạng này thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hoặc do tai nạn, chấn thương, còn với những đối tượng tuổi trung niên, đau vai gáy rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý xương khớp mạn tính nào đó. Vậy đau vai gáy có nguy hiểm không? Nên làm gì để triệu chứng này thuyên giảm? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Để khắc phục hiệu quả tình trạng đau mỏi vai gáy, trước tiên bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau mỏi vai gáy bao gồm:
Sinh hoạt sai tư thế
Ngồi học gù lưng quá lâu hoặc ngủ nghiêng không gối,… có thể cản trở máu lưu thông và gây tổn thương cơ, dây chằng vùng cổ - vai – gáy, dẫn đến tình trạng đau mỏi. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau mỏi vai gáy ở người trẻ. Chứng đau vai gáy này thường là cấp tính và sẽ khỏi sau một thời gian mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Chấn thương
Tập luyện sai kỹ thuật, tai nạn lao động hay chấn thương khi chơi thể thao có thể dẫn tới một số tình trạng như trật khớp, rách sụn, gãy xương vùng vai gáy. Những tổn thương không được phát hiện kịp thời hoặc phát hiện nhưng khắc phục sai cách có thể gây ra tình trạng đau nhức dữ dội, dai dẳng và để lại những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Dinh dưỡng kém
Dinh dưỡng có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe xương khớp, tuy nhiên, hiện nay do công việc bận rộn nên không ít người trẻ chưa dành sự quan tâm đúng mực cho vấn đề này. Việc thiếu một số vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi có thể khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương, khô khớp, thoát vị đĩa đệm cổ. Tất cả những tình trạng này đều có thể gây ra đau mỏi, tê bì vùng vai gáy.
Đặc thù công việc
Những công việc phải ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, PG, lễ tân, … hoặc phải thường xuyên mang vác, bê đỡ vật nặng sẽ làm thiếu máu nuôi dưỡng hoặc gây áp lực lớn cho các cơ, khớp ở vùng cổ, bả vai. Do những hành động này lặp đi lặp lại hàng ngày nên người bệnh không chỉ đơn giản là bị đau mỏi vai gáy mà còn tăng nguy cơ với thoái hóa hoặc tổn thương xương khớp mạn tính.
Bệnh lý xương khớp mạn tính
Đôi khi, đau mỏi vai gáy kéo dài chính là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng mạn tính nguy hiểm, điển hình như viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, … Nếu xuất phát từ những nguyên nhân này thì tình trạng đau nhức vai gáy sẽ không thể tự khỏi mà chỉ càng trở nặng theo thời gian nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tổn thương ở các bộ phận khác của cơ thể mới thực sự là nguồn gốc của vấn đề, sau đó cơn đau mới lan sang vai gáy của bạn. Đó là lý do tại sao mà khi bị đau nhức vai gáy, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.
Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Tình trạng đau vai gáy có nguy hiểm hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Với nguyên nhân như sinh hoạt sai tư thế hay dinh dưỡng kém thì triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm theo thời gian nếu bạn chú ý kiểm soát tư thế cũng như cải thiện chế độ ăn của mình.
Tuy nhiên, với những trường hợp đau vai gáy do chấn thương hay do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp thì người bệnh tuyệt đối không được thờ ơ. Đây là những tình trạng nghiêm trọng cần được khắc phục sớm và đúng cách, nếu không bạn có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như chèn ép rễ thần kinh do đĩa đệm thoát vị gây cản trở vận động, teo cơ và thậm chí là liệt.
Dấu hiệu bạn cần đi khám ngay
Nếu chỉ đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác, bạn có thể nghỉ ngơi vài ngày để xem tình trạng này có thuyên giảm được hay không. Còn trong trường hợp chấn thương cấp tính gây đau dữ dội, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, những triệu chứng sau cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám ngay:
- Khớp vai trông biến dạng.
- Không thể xoay cổ, cử động vai.
- Vai bị sưng đột ngột.
- Cánh tay hoặc bàn tay bị yếu hoặc tê liệt.
Cách khắc phục đau vai gáy hiệu quả
Dưới đây là các phương pháp điều trị cho tình trạng đau mỏi vai gáy bạn có thể tham khảo. Lưu ý, không phải toàn bộ các phương pháp được liệt kê ở đây đều thích hợp cho tất cả mọi người, bởi việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong khi một phương pháp hiệu quả với trường hợp này, nó lại có thể không hữu ích, và thậm chí còn gây hại cho người bệnh khác. Vậy nên, hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia trước khi bắt tay vào một chương trình điều trị.
Nghỉ ngơi
Điều đầu tiên cần lưu ý khi điều trị đau mỏi vai gáy là bạn phải cho phép cơ thể nghỉ ngơi, tránh mang vác nặng. Điều này không chỉ giúp các triệu chứng đau mỏi hoặc viêm được giảm bớt mà cơ và dây chằng tổn thương cũng có cơ hội hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thận trọng, nghỉ ngơi không có nghĩa là không di chuyển hay không làm gì cả vì việc này có thể dẫn đến cứng khớp. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng với tần suất và cường độ thích hợp, tuỳ thuộc vào mức độ đau của bạn.
Chú ý tư thế lao động, sinh hoạt
Tư thế hoặc thói quen làm việc không tốt, chẳng hạn như ngồi vẹo xương sống, đứng khom lưng, ngồi một chỗ quá lâu có thể làm cho các vấn đề về vai gáy của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy thử áp dụng các mẹo sau để khắc phục vấn đề này:
- Khi ngồi, chú ý thẳng lưng, tránh nghiêng người về phía trước và dựa vào cánh tay quá nhiều.
- Thỉnh thoảng hãy thả lỏng vai và để cánh tay buông thõng bên hông, thay vì nắm chặt vào hai bên tựa ghế, đặc biệt nếu đang đau dữ dội vùng cổ.
- Thay đổi tư thế bằng cách đứng lên ngồi xuống thường xuyên, không ngồi quá lâu một chỗ.
- Khi nằm ngửa, không kê gối quá cao, sử dụng gối có độ đàn hồi để nâng đỡ vùng gáy.
- Nếu có thói quen nằm nghiêng, luôn kê một chiếc gối dưới cổ, tránh đè lên bên vai đang đau, có thể đặt thêm một chiếc gối khác sau lưng để ngăn bản thân lăn vào bên đau.
Bài tập
Thực hiện các động tác kéo giãn đơn giản dưới đây từ hai đến ba ngày một tuần có thể giúp giữ cho cơ của bạn linh hoạt và giảm đau vai gáy:
Ngồi duỗi vai
Vị trí bắt đầu: Ngồi thẳng lưng trên ghế. Đặt tay trái lên vai phải, đỡ khuỷu tay trái bằng tay phải.
Động tác: Cuộn vai xuống và ra sau khoảng 10-15 nhịp, sau đó nhẹ nhàng kéo cùi chỏ trái qua ngực, đồng thời mở rộng cánh tay trái, giữ 10-30 giây. Động tác này sẽ khiến bạn cảm thấy căng ở vai trái. Sau đó, hãy quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại như trên ở phía đối diện, mỗi bên thực hiện 3 lần.
Ngồi duỗi cơ tam đầu
Vị trí bắt đầu: Ngồi thẳng lưng. Đặt tay phải lên vai phải, dùng tay trái giữ khuỷu tay phải.
Động tác: Giữ vai xuôi, nâng khuỷu tay phải lên hướng trần nhà đến khi thấy căng (khoảng 10-30 giây). Cảm nhận tác động lên cánh tay trên bên phải và vai của bạn. Sau đó, quay trở lại vị trí bắt đầu, lặp lại ở phía bên trái. Mỗi bên lặp lại 2-4 lần.
Ngồi căng ngực
Vị trí bắt đầu: Ngồi thẳng, quay cả người sang một bên trên ghế không có tay tựa.
Động tác: Cuộn vai xuống và chắp tay ra sau, đan các ngón tay vào nhau sao cho lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nâng nhẹ tay lên phía trần nhà cho đến khi thấy căng. Cảm nhận sự căng ra ở phía trước vai và trước ngực, giữ 10 giây. Sau đó, từ từ hạ tay về vị trí ban đầu. Thực hiện mỗi bên 2-4 lần.
Thuốc men
Hai loại thuốc phổ biến nhất được chỉ định để hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc tiêm steroid.
- NSAIDs: một số NSAIDs như ibuprofen và diclofenac được sử dụng trong điều trị các vấn đề về vai như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân, thuốc có công dụng giảm đau và viêm tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng NSAIDs cũng đi kèm một số rủi ro, điển hình trong số đó là nguy cơ loét dạ dày tá tràng.
- Corticosteroid tiêm: chẳng hạn như cortisone — một loại steroid giúp giảm viêm hiệu quả, nhờ đó mà tình trạng đau mỏi cũng được kiểm soát. Đôi khi, thuốc này có thể được kết hợp trong các buổi vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả cao hơn.
Vật lý trị liệu
Nếu tình trạng đau mỏi vai gáy xuất phát từ một vấn đề mạn tính, bác sĩ có thể đề xuất bạn tham gia một số bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này phải được thực hiện dưới sự giám sát, hỗ trợ của chuyên gia. Mỗi bài tập sẽ hướng tới khắc phục một vài vấn đề cụ thể của người bệnh, chẳng hạn như tăng cường sức mạnh của các cơ bị suy yếu, ngăn ngừa cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động của khớp, cải thiện tư thế sai lệch, …
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là liệu pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc được chỉ định khẩn cấp nếu bạn có chấn thương nghiêm trọng ngay từ đầu. Còn việc thực hiện loại phẫu thuật nào còn tùy thuộc vào vấn đề mà bạn mắc phải. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu hoặc một số bài tập đơn giản để giúp phục hồi vận động, vì vậy hãy đảm bảo thực hiện đầy đủ những bài tập hàng ngày được bác sĩ khuyến nghị.
Lưu ý, phải toàn bộ các phương pháp điều trị được liệt kê ở đây đều thích hợp cho tất cả mọi người. Trong khi một phương pháp điều trị có thể hiệu quả trong trường hợp này, nó có thể không hữu ích, và thậm chí còn gây hại cho người bệnh khác. Vậy nên, hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia trước khi bắt tay vào một chương trình điều trị.
Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy, tăng cường sức khỏe xương khớp
Nếu tình trạng đau mỏi vai gáy dai dẳng xuất phát từ bệnh lý mạn tính như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, … điều quan trọng là người bệnh cần phải nâng cấp sức khỏe xương khớp thì vấn đề mới có thể được khắc phục một cách bền vững. Thấu hiểu được điều này, công ty dược phẩm Thái Minh đã đem đến sản phẩm bảo sức khỏe Khương Thảo Đan – trợ thủ đắc lực cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy mạn tính.
Điểm nổi bật của sản phẩm là sự kết hợp giữa tinh hoa y học cổ phương Độc hoạt ký sinh thang với thành công của y học hiện đại là hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền và Collagen type II không biến tính, trong đó:
- Độc hoạt ký sinh thang: bao gồm các dược liệu quý Độc hoạt, Tang ký sinh, Ngưu tất, Hy thiêm, Phòng phong, Thổ phục linh, Quế chi, Đương quy, … với công dụng khử phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ tý thống, chuyên chủ trị phong hàn thấp tý, đau mỏi, nhức xương khớp.
- KGA1: được chiết xuất từ Địa liền trong nghiên cứu kéo dài 6 năm do PGS. TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. KGA1 cho tác dụng giúp giảm đau, chống viêm mạnh mẽ, hiệu quả tương đương với các hoạt chất tân dược như paracetamol và ibuprofen mà lại không gây ra các tại dụng ngoại ý cho sức khỏe người bệnh khi sử dụng lâu dài.
- Collagen Type II không biến tính: vừa giúp tái tạo sụn khớp lại hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn nên có thể góp phần tăng cường sức khỏe sụn khớp một cách hiệu quả.
Với những thành phần chính kể trên, có thể thấy, Khương Thảo Đan không chỉ giúp khắc phục vấn đề tạm thời là đau mỏi vai gáy mà còn hỗ trợ bạn cải thiện nhiều bệnh lý mạn tính xương khớp về lâu về dài. Vậy nên, đây sẽ là lựa chọn vô cùng hiệu quả và kinh tế cho rất nhiều người bệnh.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Để được giải đáp mọi vấn đề còn thắc mắc về đau mỏi vai gáy cũng như sản phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/shoulder-pain/
https://www.healthline.com/health/shoulder-numbness
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,