Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Ngoài các nguyên nhân do thay đổi thời tiết, tuổi tác tăng cao, làm việc sai tư thế thì đau nhức xương khớp tê bì tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mặc bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Vậy cụ thể đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay biểu hiện như thế nào?
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay ngoài biểu hiện là các cơn đau nhức âm ỉ, triền miên xảy ra ở các khớp xương trên cơ thể, thì người bệnh còn thấy xuất hiện tượng tê bì ở tay chân.
Ban đầu biểu hiện chỉ là các cơn tê bì ở mức độ nhẹ nhàng với cảm giác ngứa râm ran, châm chích như bị kim chân, kiến bò ở đầu ngón tay, chân, thỉnh thoảng có thể bị chuột rút. Càng về sau, tình trạng tê buốt xuất hiện càng nhiều, chúng lan rộng, chạy dọc từ cánh tay đến bàn tay, cẳng chân đến ngón thân, thậm chí là cả vùng thắt lưng hoặc những nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
Khi tình trạng tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thường xuyên đau nhức, tê buốt, mất cảm giác, mất khả năng hoạt động của tay chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến bại liệt chi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì tay chân
Nguyên nhân không bệnh lý
Đau nhức tê bì chân tay có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Đặc thù công việc: Phần lớn những người bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay là người làm công việc đặc thù phải duy trì một tư thế trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may,...) hay những công việc phải lao động nặng nhọc như bê vác. Điểm chung của những công việc này là khớp xương phải chịu áp lực và căng thẳng, từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức tê bì chân tay.
Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép là một trong những nguyên nhân gây áp lực lớn cho xương khớp. Đó là lý do vì sao tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay thường xảy ra ở người thừa cân béo phì.
Tuổi cao: Tuổi càng cao thì xương khớp càng yếu đi. Điều này khiến xương khớp không còn linh hoạt và dễ tổn thương. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Chính vì vậy, đau nhức xương khớp tê bì chân tay rất phổ biến ở người cao tuổi.
Hoạt động sai tư thế: Sai tư thế trong các hoạt động đi, đứng, ngủ, nghỉ thường ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo của xương khớp. Nhiều trường hợp còn biến dạng đường cong sinh lý của cột sống. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp tê bì chân tay.
Thay đổi thời tiết: Thời tiết đột ngột thay đổi, nhất là vào mùa đông khi không khí trở lạnh sẽ làm sức đề kháng của người bệnh suy giảm. Từ đó gây rối loạn cảm giác dẫn đến tê bì chân tay và kích hoạt cơn đau nhức xương khớp.
Thông thường những nguyên nhân trên được xếp vào nhóm nguyên nhân sinh lý. Nếu đau xương khớp tê bì chân tay gây ra bởi những nguyên nhân này thì chúng sẽ mất đi nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Nhưng điều lo ngại ở đây rằng tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí là những bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Vậy cụ thể, đau xương khớp tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Nguyên nhân bệnh lý
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh xảy ra khi sụn khớp bắt đầu bị bào mòn theo thời gian, kèm theo đó là dịch nhầy bôi trơn tiết ra ít. Từ đó, các đầu xương chà xát vào nhau mỗi khi cử động, gây đau nhức, tê bì chân tay.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh rối loạn do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh. Chúng thường xảy ra ở các khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp bàn chân, khớp gối,... Ngoài cảm giác đau nhức, tê bì chân tay, người bệnh còn xuất hiện thêm một số các triệu chứng khác như nóng đỏ, sưng các khớp bị tổn thương, các hoạt động cũng bị hạn chế.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc trong quá trình vận động đồng thời kết nối các đốt sống để cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị nứt rách khiến nhây nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn lên rễ các dây thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Các triệu chứng này thường xảy ra ở vùng thắt lưng lan xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Gai cột sống
Theo thời gian, cột sống sẽ bị thoái hóa và mất đi cấu trúc cân bằng của nó. Lúc này với cơ chế tự ổn định lại, cột sống sẽ mọc ra những nhánh xương hay còn gọi là gai xương quanh các khớp xương. Tuy nhiên, nếu sự bù đắp tế bào xương này diễn ra quá mức sẽ hình thành gai xương thừa gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Từ đó hiện tượng đau nhức xương khớp tê bì chân tay bắt đầu xuất hiện.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý ngoài khớp thường gặp chưa rõ nguyên nhân. Người bệnh sẽ các triệu chứng đặc trưng là đau nhức tê bì ở chân tay, các vị trí như cơ, dây chằng, gân và phần mềm xung quanh có xu hướng đau nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, cơn đau còn lan ra toàn thân, đi kèm với tình trạng cứng cơ, mệt mỏi vào ban ngày, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ,...
Đa xơ cứng
Đa xơ cứng là một hội chứng rối loạn hệ thống miễn dịch, tấn công lớp vỏ bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh. Điều làm chậm hoặc tắc nghẽn đường truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và số lượng sợi thần kinh bị ảnh hưởng mà triệu chứng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhưng cơn đau nhức và tình trạng tê bị chân tay vẫn là những dấu hiệu phổ biến nhất.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị co thắt cơ, mất khả năng phối hợp động tác, giảm khả năng vận động, thậm chí là bị liệt ở một hoặc nhiều chi.
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Do đó, đau nhức xương khớp tê bì chân tay cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số triệu chứng khác như: tê vai, mỏi cổ, đau lưng và đau dây thần kinh hông,.... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn thậm chí có thể bị liệt tứ chi hoặc liệt hoàn toàn thân dưới.
Gout
Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do quá trình chuyển hóa axit uric thành những tinh thể muối nhỏ tích tụ tại các khớp gây sưng tấy, nóng đỏ và đau dữ dội. Tình trạng này thường xuất hiện ở các khớp ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp ngón tay, cổ tay,.... Gout ảnh hưởng rất lớn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nhiều trường hợp ghi nhận tàn tật vĩnh viễn do gout.
Biến chứng tiểu đường
Tưởng chừng không liên quan nhưng tiểu đường cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến các cơ quan khác trên cơ thể như mắt, thận, tim,.... Một trong số đó có biến chứng gây rối loạn thần kinh vận động. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương khớp và tê bì chân tay.
Một số bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý kể trên, đau nhức xương khớp tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như: loãng xương, viêm đa rễ thần kinh, hội chứng cổ vai cánh tay, ung thư cột sống,...
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị. Vậy khi nào thì người bệnh cần thực hiện thăm khám bác sĩ?
Nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám càng sốt càng tốt:
- Đau nhức dai dẳng kéo dài trên 72 giờ.
- Tê bì chân tay kéo dài trên 6 tuần.
- Run tay, chân
- Suy giảm sức lực ở các chi, khả năng giữ thẳng kém
- Sưng tấy, nỏng đỏ xuất hiện ở các khớp xương. đặc biệt là thay đổi màu sắc ở chân
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.
Các phương pháp điều trị
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Song để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh sẽ phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với xây dựng một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, khi tình trạng đau nhức tiến triển nặng, bác sĩ cũng có thể cân nhắc phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng xấu nhất.
Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Trường hợp đau nhức xương khớp tê bì chân tay do các thói quen xấu hay do bệnh lý gây ra nhưng ở mức độ nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng tự điều trị tại nhà cách xây dựng một lối sống lành mạnh.
Các yếu tố cần thiết để thiết lập nên lối sống lành mạnh bao gồm:
1. Chế độ ăn uống khoa học
Không chỉ riêng đối với người đau xương khớp tê bì chân tay mà ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng nên có một chế độ ăn khoa học. Bởi thức ăn bạn nạp vào hàng ngày quyết định nên tình trạng sức khỏe của bạn, trong đó bao gồm cả sức khỏe về xương khớp.
Muốn xương khớp khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra một số thực phẩm đặc biệt tốt cho xương khớp mà bạn có thể tham khảo như omega-3, vitamin K, vitamin D, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hay các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu vì chúng có thể làm tình trạng đau nhức tiến triển nặng hơn.
2. Luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục được coi là một phương pháp điều trị các vấn đề về xương khớp hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Cụ thể, khi xương khớp được vận động ở một cường độ phù hợp sẽ trở nên linh hoạt, dẻo dai, sức khỏe cơ bắp cũng được tăng cường. Từ đó tình trạng đau nhức xương khớp và tê bì chân tay được cải thiện rõ ràng.
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với người đau nhức tê bì chân tay mà bạn có thể tham khảo như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,...
3. Tác dụng nhiệt
Sử dụng nhiệt để tác động lên vùng bị đau nhức hay tê bì đem lại hiệu quả rất nhanh giúp làm giảm các triệu chứng. Trong đó:
Chườm lạnh: Phù hợp với những tổn thương do chấn thương mới (va đạp, bong gân, trật khớp) trong vòng từ 24-48 giờ đầu. Chườm lạnh giúp giảm sưng nhanh chóng. Người bệnh nên bọc đá lại bằng khăn hoặc vải sạch, sau đó mới chườm lên vùng bị đau nhức, thâm tím, viêm, sưng,...
Chườm nóng: Khác với chườm lạnh, chườm nóng không áp dụng được với khớp bị viêm. Thông thường sau chấn thương từ 1-2 ngày, người bệnh mới nên chườm nóng. Sử dụng túi nhiệt hoặc khăn ấm để áp lên vùng bị đau nhức, kết hợp với massage nhẹ nhàng, cơn đau nhức và tê bì sẽ từ từ thuyên giảm.
Sử dụng thuốc
Khi tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay tiến triển trầm trọng hơn, chúng diễn ra liên tục, kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà thì người bệnh cần cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến bao gồm:
Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất phù hợp cho tình trạng đau nhức từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol giúp giảm đau bằng cách ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau, cải thiện chức năng thần kinh.
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): NSAID thường được chỉ định khi Paracetamol không mang lại hiệu quả. Aspirin, Naproxen, Ibuprofen… là những thuốc thuộc nhóm NSAID được sử dụng nhiều nhất, mang lại hiệu quả giảm đau nhức và kháng viêm nhanh chóng.
Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids): Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, phù hợp với những cơn đau từ trung bình đến nặng. Tramadol, Pethidin là hai loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này.
Lưu ý: Thuốc giảm đau chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời chứ không giải quyết dứt điểm được nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cũng không nên quá lạm dụng vào các loại thuốc này vì chúng có thể gây lờn thuốc, thậm chí là tác dụng không mong muốn.
Vật lí trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như cơ học, nhiệt, điện, sóng từ trường,… tác động lên các khớp bị tổn thương nhằm giảm triệu chứng đau nhức, đồng thời tăng sức bền của cơ, từ đó làm tăng khả năng vận động của người bệnh.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được các bác sĩ áp dụng như:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu
- Điện chị liệu
- Siêu âm trị liệu
Người bệnh có thể kết hợp vật vật lý trị liệu với các biện pháp khắc phục tại nhà để làm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn được thời gian chữa bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay tiến triển nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh đẻ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp như:
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- Phẫu thuật gai cột sống
Sau khi phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn có thể tái phát các triệu chứng nếu như không thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong chế độ ăn uống hay luyện tập. Ngoài ra, các cuộc phẫu thuật liên quan đến xương khớp cũng đồi hỏi chi phí rất đắt đỏ.
Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược trị đau xương khớp để làm tăng hiệu quả điều trị. Trong đó, viên xương khớp Khương Thảo Đan là lựa chọn được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Khương Thảo Đan được kế thừa bài thuốc cổ truyền chữa đau xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Bên cạnh đó, thành phần còn gia giảm thêm các hoạt chất:
- KGA1: Chiết xuất từ của địa liền mang lại hiệu quả chống viêm, giảm đau, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc điều trị xương khớp phổ biến nhất hiện nay như: Indomethacin, Paracetamol, Efferalgan…
- Collagen type II không biến tính có tác dụng phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp nhanh chóng.
Đặc biệt, Khương Thảo Đan được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên vô cùng an toàn. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ.
Khương Thảo Đan rất phù hợp với người mắc các bệnh về xương khớp như: đau nhức xương khớp tê bì chân tay, thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay ngoài nguyên nhân do chấn thương hay thói quen xấu trong lối sống hàng ngày gây ra thì nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Do đó, tốt nhất người bệnh không nên chủ quan mà nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321560#treatment
https://www.healthline.com/health/bone-pain-or-tenderness#Treatment-for-bone-pain-
Bài viết liên quan
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng quý khách hàng món quà sức khỏe đầy ý nghĩa.
Xuân về, Tết đến, Khương Thảo Đan xin gửi tặng
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan nhận ngay quà tặng trị
Mua và tích đủ 12 điểm Khương Thảo Đan Gold
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp, chắc hẳn Khương Thảo Đan Gold đã không còn xa
Nhắc tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp,
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, viên canxi Khương Thảo Đan, dầu nóng Khương Thảo
Bộ sản phẩm gồm viên xương khớp Khương Thảo Đan
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023, tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo
Ngày 29/12/2023, trong chương trình Tin Dùng Việt Nam 2023,